Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 70 - 73)

II Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,85 0,

d Bưu chính viễn thông.

3.3.2. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

3.3.2.1. Dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng một số

cây trồng chính

Khi tiến hành sản xuất việc lựa chọn trồng cây gì? Nuôi con gì? ởđâu? Là vấn

đề được quan tâm nhất của người nông dân. Dồn điền đổi thửa quy hoạch lại đồng ruộng đã buộc các các hộ nông dân phải lựa chọn được một số giống cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế

thị trường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để

nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Từ yêu cầu đó các hộ nông dân đã ý thức được việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong sản xuất của hộ.

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹđất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đưa các loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây rau quả

và các cây đặc sản khác.

Trên vùng đất vàn, tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng chuyên canh, quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cao sản, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hộđã có hướng sản xuất nông sản không chỉ cho năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Nếu như trước khi dồn đổi, ruộng đất manh mún các hộ gia đình chỉ trồng những cây trồng truyền thống như lúa Tạp lai, lúa Khang dân, một số cây mầu như

khoai lang, ngô. Sau dồn đổi ruộng đất, thửa ruộng đã lớn hơn, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang các cây trồng có giá trị kinh tế theo hướng chuyên canh các loại cây hàng hóa như giống lúa tám thơm, khoai tây Đức…

Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa thì diện tích trồng lúa xuân năm 2012 xã Yên Nam, là 254,87 ha năm 2004 là 269,81 ha, tăng 14,94 ha. Xã Trác Văn, diện tích ngô năm 2012 là 10,8 ha, năm 2014 là 13,6 ha, tăng 2,8 ha.

Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau dồn điền đổi thửa của TT Loại cây trồng Trước dồn điền đổi thửa Sau dồn điền đổi thửa DT (ha) (tNS ạ) SL (tấn) DT (ha) (tNS ạ) SL (tấn) I Cây lương thực 6.758,22 105,13 6.341,50 6.682,68 110,14 6.894,16 1 Lúa cả năm 5.464,22 58,6 320,20 5.323,24 61,85 329,24 2 Ngô cả năm 1.294,00 46,53 6.021,30 1.359,44 48,29 6.564,92 II Cây rau đậu các loại 613,26 218,18 12.627,14 552,06 200,33 10.309,02 1 Cây rau 606,54 208 12.620,30 541,06 190,33 10.298,02 2 Cây đậu các loại 6,72 10,18 6,84 11 10 11 III Cây ăn quả 21,7 49,76 107,97 63,5 71,4 453,39 1 Bưởi 8,5 31,66 26,91 25,6 32,5 82,2 2 Táo 5 18,1 9,05 26,1 19,6 51,16 3 Ổi 7 15,1 10,57 9,3 18,4 17,12

( Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Duy Tiên)

Sau dồn điền đổi thửa diện tích đất trồng lúa toàn huyện giảm 371,17 ha, giảm 4,7% do số hộ được chia ruộng cơ bản được giữ nguyên, một phần diện đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 trồng lúa hiệu quả thấp được chuyển đổi sang đào ao thả cá và một phần diện tích

được quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và chuyển sang đất chuyên dùng. Trong thực tế, do đồng ruộng được cải tạo, chủ động tưới tiêu nên trên nền đất trồng 2 vụ lúa nhiều hộ nông dân đã chủ động trồng thêm vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua bảng 3.10 cho thấy năng suất một số cây trồng chính đều tăng. Việc lựa chọn giống mới, đầu tư thâm canh, cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp cho năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt, cụ thể diện tíc hcác loại cây lương thực và cây rau đậu giảm (cây lương thực giảm 75,54 ha, cây rau đậu các loại giảm 61,20 ha) nhưng năng suất sau dồn điền cao hơn trước dồn điền. Nên tổng sản lưởng giảm không đáng kể. Đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa, diện tích trồng cây ăn quả tăng lên, năng suất tăng lên. Bên cạnh đó, do các yếu tố như bố trí thời vụ, chủ động

được tưới tiêu, khả năng kiểm soát dịch hại, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, áp dụng khoa học kỹ thuật… cũng làm cho năng suất cây trồng tăng lên.

Sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, diện tích các loại cây trồng chính đều tăng lên. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện để đồng ruộng được cải tạo, tưới tiêu được chủ động hơn nên bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, nhất là diện tích đất trồng lúa, góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

3.3.2.2. Dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản xuất

Sau khi hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, phát huy những lợi thế nổi bật như diện tích canh tác rộng, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thâm canh nên trên xứđồng đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới cụ thể như:

- Mô hình cấy 2 vụ lúa và trồng cây vụđông (đậu tương, ngô, rau, dưa) - Mô hình chuyên thả cá: Là những vùng có địa hình thấp, cấy một vụ bấp bênh, thường xuyên bị úng ngập, các hộ gia đình đã đắp bờ, cải tạo để chuyên nuôi cá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 - Mô hình chăn nuôi tập trung (trồng cây - thả cá - chăn nuôi) ở xã Yên Nam. - Mô hình trồng cây ăn quả như cam, quýt ở xã Trác Văn.

- Mô hình trồng cỏ, nuôi bò sữa ở xã Mộc Bắc...

Hình 3.3. Mô hình trang trại và trồng cỏ sau dồn điền đổi thửa ở xã Mộc Bắc

Hình 3.4. Mô hình trồng cây ăn quả sau dồn điền đổi thửa ở xã Trác Văn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)