Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Duy Tiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 63 - 69)

II Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,85 0,

d Bưu chính viễn thông.

3.2.2. Kết quả dồn điền đổi thửa ở huyện Duy Tiên.

3.2.2.1. Tình hình chung ở huyện Duy Tiên

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 28/4/1992 của Tỉnh ủy Hà Nam và Quyết định số 235/QĐ-UB ngày 25/02/1993 của UBND tỉnh Hà Nam 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Duy Tiên đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân vào cuối năm 1994 trên cơ sởổn định vị trí, loại đất khi thực hiện khoán 10. Thực tế ruộng đất được giao vẫn còn mang nặng tính bình quân. Các hộ nông dân được giao ruộng gần như dàn trải trên nhiều cánh đồng của từng thôn, từng xóm nên ruộng đất của các hộđược giao đều có đặc điểm chung là rất manh mún và phân tán, số thửa trên một hộ nhiều, diện tích của mỗi thửa nhỏ, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.4. Kết quả dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Duy Tiên Hạng mục Trước chuyển đổi năm 2012 Sau chuyển đổi năm 2014 Biến động

Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) 7.268,10 7119,73 -148,37 1. Tổng diện tích đất NN giao cho hộ (ha) 7.233,96 7.131,08 -102,88 2. Tổng số thửa (thửa) 70.021 37.860 -32.161 3. Tổng số khẩu được chia đất (người) 81.256 85.318 4.063 4. Tổng số hộđược chia đất (hộ) 20.416 20.464 48 5. Bình quân diện tích đất/khẩu được giao

(m2/khẩu)

563,54 519,01

-44,53 6. Bình quân diện tích đất/ hộ gia đình (m2/hộ) 2.243 2.164 -79,04 7. Bình quân số thửa đất/khẩu được giao

(thửa/khẩu)

0,86 0,44

-0,42 8. Bình quân số thửa đất/ hộ gia đình (thửa/hộ) 3,43 1,85 -1,58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Bảng 3.4 cho thấy một số kết quả cơ bản của công tác dồn điền đổi thửa trên

địa bàn huyện như sau:

- Về số hộ: trước khi chuyển đổi ruộng đất, toàn huyện có 20.416 hộ nông dân

được chia ruộng đất, sau chuyển đổi số hộ được giao ruộng đất là 20.464 hộ, tăng 48 hộ.

- Về số thửa: trước khi chuyển đổi toàn huyện có 70.021 thửa đất giao cho hộ

gia đình, sau chuyển đổi số thửa đất đã được chuyển đổi còn lại 37.860 thửa đất. Trước khi chuyển đổi bình quân có là 3,43 thửa đất/01 hộ, sau chuyển đổi chỉ còn 1,85 thửa/01 hộ.

- Về diện tích: tổng diện tích đất giao cho hộ gia đình của toàn huyện là 7.233,96 ha, số diện tích sau chuyển đổi là 7.089,67 ha (giảm 102,88 ha do quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển sang làm đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác,..).

- Theo báo cáo tổng kết công tác chuyển đổi ruộng đất của toàn huyện Duy Tiên còn 1.033 thửa có diện tích dưới 500m2 chiếm 0,75% diện tích chuyển đổi ruộng đất.

* Đánh giá việc sử dụng đất trước dồn điền đổi thửa

Sau khi giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Duy Tiên

đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sản xuất nông nghiệp, năng suất và sản lượng lương thực tăng lên rất mạnh, nông dân được tự do lựa chọn sản xuất. Đây thực sự là một cuộc cách mạng lớn trong nông nghiệp, sức lao động được giải phóng, người lao động hăng say trong sản xuất. Người nông dân sau khi được giao nhận ruộng đất đã tập trung sản xuất, khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai cũng như điều kiện của gia đình.

Mặc dù hiệu quả trong sản xuất của hộ tăng lên trông thấy nhưng qua thực tế

triển khai thực hiện, tổng kết lại cho thấy trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai đã bộc lộ một số tồn tại, nhược điểm cơ bản sau:

- Đó là việc giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân trên một mặt bằng chưa có quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, nhất là việc quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch giao thông nội đồng và đường tưới tiêu tới mặt ruộng, quy hoạch về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 cải tạo đất, san ghềnh, lấp trũng. Như vậy là có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng ruộng đất theo hướng lâu dài và ổn định.

- Tình trạng phổ biến là ruộng đất được giao manh mún, tản mạn, có hộ phải canh tác tới 8 thửa ở 8 vị trí khác nhau, có thửa diện tích chỉ có 80-150 m2.

Từ bất cập trong việc giao đất manh mún như trên đã hạn chế đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất cụ thể như sau:

+ Trên đồng ruộng thì diện tích bờ chiếm mất rất nhiều diện tích, gây tốn nhiều công sức đắp bờ ngăn giữa các hộ, hạn chế cải tạo đất, hạn chế đưa cơ giới vào sản xuất, không giảm được chi phí lao động đầu vào.

+ Thửa ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít khi nghĩ đến việc đầu tư tiến bộ kỹ

thuật (TBKT) để tăng năng suất. Theo họ, đầu tư TBKT có thể giúp tăng năng suất nhưng trên diện tích quá nhỏ thì sản lượng tăng không đáng kể.

+ Thửa ruộng đã nhỏ, nhiều thửa lại phân tán làm tăng rất nhiều công thăm đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, cá biệt có trường hợp chăm sóc, thu hoạch nhầm ruộng, mặt khác nông dân không muốn trồng cây hàng hoá do phải tăng công bảo vệ.

+ Quy mô ruộng đất nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh giá nông sản luôn có xu thế giảm.

+ Khó khăn trong lập hồ sơ địa chính phục vụ quản lý nhà nước về đất đai

3.2.2.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại các xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa

Thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa được thể hiện tại bảng 3.5

Ở tất cả các xã sau khi dồn điền đổi thửa diện tích đất nông nghiệp giảm so với trước khi chưa dồn điền đổi thửa cụ thể giảm 32.161 thửa. Diện tích đất nông nghiệp cũng giảm 148,37 ha chủ yếu chuyển sang đất giao thông, thủy lợi và do đo

đạc lại diện diện đất nông nghiệp.

Bảng 3.5 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa giảm so với trước khi dồn điền đổi thửa. Cụ thể: xã Yên Nam giảm 11,16 ha, xã Trác Văn giảm 6,33 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Việc dồn điền đổi thửa đã tạo ra những thửa lớn, ít phân tán, thuận lợi cho cơ

giới hoá một số khâu làm đất, giảm công đi lại, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật nên năng suất cây trồng tăng từ 15-20 kg/sào/năm. Diện tích đất công ích sau dồn điền đổi thửa cũng được các địa phương quan tâm chuyển gọn vào các khu, tạo thuận lợi cho việc quản lý cũng như nâng cao giá trị thầu khoán trên một

đơn vị diện tích đất công ích.

Bảng 3.5. Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi ruộng đất của các xã ĐVT:ha Số TT Tên xã Trước CĐ (2012) Sau CĐ (2014) Biến động Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp Tổng số thửa đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp 1 Yên Bắc 9.263 740,89 3921 687,46 -5342 -53,43 2 Đọi Sơn 5.802 470,08 3303 451,85 -2499 -18,23 3 Mộc Nam 3.481 432,78 2225 425,19 -1256 -7,59 4 Tiên Phong 1.406 209,53 707 204,87 -699 -4,66 5 Châu Giang 10.099 830,78 5271 822,79 -4828 -7,99 6 Yên Nam 7.276 655,59 4087 644,43 -3189 -11,16 7 Duy Hải 4.459 419,9 2285 415,47 -2174 -4,43 8 Chuyên Ngoại 8.556 503,5 4477 499,77 -4079 -3,73 9 Châu Sơn 3.500 360,33 1683 355,02 -1817 -5,31 10 Tiên Nội 1.478 372,91 1353 366,99 -125 -5,92 11 Trác Văn 6.887 479,97 4588 473,64 -2299 -6,33 12 Tiên Ngoại 3506 508,95 1242 488,28 -2264 -20,67 13 Mộc Bắc 4.308 484,46 2718 485,54 -1590 1,08 Tổng 70.021 6.469,67 37.860 6.321,30 -32161 -148,37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Hình 3.2. Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa xã Yên Nam

Đặc biệt trong quá trình tiến hành dồn điền đổi thửa nhiều địa phương đã tạo cơ hội cho nhiều hộ có vốn, có sức lao động, có kỹ thuật nhận ruộng một thửa cộng thêm một phần diện tích trong quỹđất ngân sách xã (5%), các hộ này phát triển mạnh theo hướng sản suất hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích

đất, nhiều hộđã mạnh dạn nghiên cứu mô hình trang trại nhỏ, kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trông trọt đạt hiệu quả kinh tế cao. Quỹđất công ích được bố trí lại tương đối phù hợp, gọn vùng, gọn cánh, thuận lợi cho sản xuất, giảm được bờ vùng bờ thửa, tăng diện tích đất canh tác. Hệ thống giao thông thuỷ lợi được quy hoạch thuận lợi hơn cho sản xuất. Các ô thửa lớn, các chủ hộđã chủđộng đầu tư thâm canh nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Một số xã trong huyện đã chủ động vận động nhân dân thực hiện tiếp việc dồn điền đổi thửa.

- Bình quân số thửa đất nông nghiệp/hộ:

Bảng 3.6 cho thấy, bình quân số thửa/ hộ giảm nhiều, như xã Yên Nam giảm 1,49 thửa/ hộ; xã Trác Văn giảm 1,43 hộ/ thửa. Khi giảm số thửa của hộ nông dân,

đồng thời tăng diện tích của mỗi thửa ruộng sẽ tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 3.6. Bình quân số thửa/ hộ trước và sau dồn điền đổi thửa

Số TT Trước dồn điền đổi thửa (thửa/hộ) Sau dồn điền đổi thửa (thửa/hộ) So sánh 1 Yên Bắc 3,88 1,64 -2,24 2 Đọi Sơn 3,27 1,86 -1,41 3 Mộc Nam 3,05 1,95 -1,10 4 Tiên Phong 2,02 1,02 -1,00 5 Châu Giang 3,12 1,63 -1,49 6 Yên Nam 3,39 1,91 -1,48 7 Duy Hải 4,63 2,37 -2,26 8 Chuyên Ngoại 3,72 1,94 -1,78 9 Châu Sơn 4,11 1,98 -2,13 10 Tiên Nội 1,66 1,52 -0,14 11 Trác Văn 4,28 2,85 -1,43 12 Tiên Ngoại 4,43 1,57 -2,86 13 Mộc Bắc 2,64 1,67 -0,97

( NGUồN:Báo cáo kết quả thực hiên DĐĐT của UBND huyện Duy Tiên tháng -9/2014))

- Diện tích đất công điền:

Bảng 3.7. Diện tích đất công điền trước và sau dồn điền đổi thửa

Số TT Trước dồn điền đổi thửa (ha) Sau dồn điền đổi thửa(ha) So sánh % Tăng(+) giảm (-) 1 Yên Bắc 121,95 118,95 -3,00 2 Đọi Sơn 23,64 21,65 -1,99 3 Mộc Nam 86,58 79,42 -7,16 4 Tiên Phong 4,70 3,8 -0,90 5 Châu Giang 85,16 81,66 -3,50 6 Yên Nam 68,34 67,61 -0,73 7 Duy Hải 36,03 32,03 -4,00 8 Chuyên Ngoại 35,76 34,75 -1,01 9 Châu Sơn 36,86 31,98 -4,88 10 Tiên Nội 33,50 28,01 -5,49 11 Trác Văn 66,34 60,44 -5,90 12 Tiên Ngoại 107,81 104,96 -2,85 13 Mộc Bắc 34,14 30,06 -4,08

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường)

Theo quy định đất công điền (đất 5% công ích) là quỹđất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này khi chưa sử dụng được các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

đất công điền sau dồn điền đổi thửa đều giảm do việc thực hiện quy hoạch mở rộng hệ

thống giao thông, kênh mương nội đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

3.3. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)