Cơ cấu GDP (Giá thực tế) % 100,0 100,0 100,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 50 - 54)

1 Nông nghiệp - thuỷ sản % 39,90 26,40 19,3 2 Công nghiệp và xây dựng % 27,20 40,25 47,5

3 Dịch vụ % 32,90 33,35 33,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Tổng sản phẩm (GDP) trong huyện tăng mạnh qua các giai đoạn, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 562,12 tỷ đồng, và đến giai đoạn 2006 - 2010 đạt 927,91 tỷ đồng.

Đến năm 2014 đạt 1.212,3 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010 GDP bình quân đầu người đạt 2,77 triệu/người/năm (giá hiện hành), và năm 2014 đạt 20,635 triệu/người/năm.

a. Thực trạng phát triển nông nghiệp

Trong thời kỳ 2006 - 2010 sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản của huyện vẫn giữ

mức tăng trưởng ổn định và đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng đều qua các năm, giai đoạn 2001 - 2005 là 220,30 tỷ đồng (Giá 1992), bình quân chung giai đoạn 2006 - 2010 là 217,31 tỷđồng, đến năm 2014 đạt 233,97 tỷđồng.

* Trồng trọt

Năng suất lúa bình quân năm 2005 đạt 107,5 tạ/ha; giai đoạn 2006 - 2010

đạt 109,56 tạ/ha, giai đoạn 2011 - 2014 đạt 120,0 tạ/ha, là năm đạt năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay, tăng 9,52% so với bình quân giai đoạn 2006 - 2010. Huyện Duy Tiên luôn được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Hà Nam. Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt 75.859 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người đạt 566 kg/người/năm. Đến năm 2011, năng suất lúa đạt 125,22 tạ/ha (vụ xuân 67,12 tạ/ha; vụ mùa 58,1 tạ/ha). Sản lượng lương thực có hạt

ước đạt 77.250 tấn.

Sản xuất vụ đông được duy trì và mở rộng, đặc biệt trên đất 2 vụ lúa và đang chuyển dịch dần theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích một số loại cây trồng truyền thống như: Ngô, khoai lang ... có xu hướng giảm đồng thời được thay thế bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao và được thị trường chấp nhận như dưa chuột, nấm,

đậu tương, bí, khoai tây, ớt… bước đầu đã thu được kết quả tốt.

Mô hình sản xuất VAC đã được nhân rộng và có nhiều chuyển biến tích cực, huyện đã và đang đầu tư, cải tạo đất vườn chuyển sang trồng cây ăn quả. Các xã ven sông có diện tích vườn rộng đã tích cực chuyển đổi cây trồng, thay các giống cây trồng kém hiệu quả như chè xanh, cam, quýt bằng các giống có giá trị cao hơn như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 * Chăn nuôi:

Giá trị sản xuất do chăn nuôi mang lại đều tăng hàng năm trong cơ cấu chung của ngành sản xuất nông nghiệp. Gia cầm các loại như: Gà công nghiệp, ngan Pháp

được đưa vào chăn nuôi và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Theo Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2014, trên địa bàn huyện có 358 con trâu, 5.827 con bò, 35.300 con lợn và 111.320 gia cầm các loại... Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 10.710 tấn/năm, tăng 15,03% so với bình quân giai đoạn 2006 - 2010. Đến năm 2014, tổng đàn lợn có 22.511 con; đàn trâu, bò có 5.312 con, trong đó đàn bò sữa là 251 con. Đàn gia cầm trên 1,3 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 12.716 tấn.

Giá trị chăn nuôi năm 2014 đạt 75,10 tỷđồng, tăng 12% so với năm 2013, tỷ

trọng chăn nuôi chiếm 32,1% giá trị sản xuất nông nghiệp. * Thuỷ sản:

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 963,2 ha chiếm 6,13% diện tích tự nhiên và 10,02% diện tích đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 800 ha chuyên nuôi thả cá. Sản lượng cá bình quân năm 2014 đạt 5.159 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm 78,8% còn lại là do khai thác tự nhiên.

b. Thực trạng phát triển Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng Sau khi thực hiện Nghị quyết số 08 của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 15 của Huyện uỷ về đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển khá tốt. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế chung của huyện.

Năm 2014, sản xuất CN-TTCN tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng cao, giá trị

sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 575,84 tỷđồng, tăng 38,93% so với thực hiện năm 2010, hầu hết các sản phẩm chủ lực đều tăng khá như vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, linh kiện điện tử, may mặc, dây dẫn điện...

Trên địa bàn huyện hiện có trên 172 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các khu công nghiệp chủ yếu của huyện là Đồng Văn, Hoà Mạc; cụm công nghiệp Hoàng Đông; cụm CN-TTCN Cầu Giát; cụm TTCN làng nghề Ngọc Động, Nha Xá đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đang hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống như: Dệt lụa, ươm tơ, bưng trống, thêu ren, mây giang đan .... có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định và không ngừng phát triển. Các ngành nghề khác như: Xay xát, chế biến lương thực, gỗ nội thất, vật liệu xây dựng .... cũng được đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nghề

dệt có ở 6/18 xã, nghề mây giang đan phát triển ở 18/18 xã. c. Thực trạng phát triển Ngành dịch vụ - du lịch:

Ngành dịch vụ - du lịch có nhiều chuyển biến, thị trường được mở rộng, hàng hoá phong phú đa đạng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Năm 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các biện pháp kích cầu tiêu dùng đã phát huy hiệu quả, hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn diễn ra sôi động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Hệ thống chợ nông thôn chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, diện tích mặt bằng chật hẹp nên việc trao

đổi hàng hoá còn khó khăn. Trên địa bàn huyện chỉ có 12/18 xã là có chợ. Các hoạt

động du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được tiềm năng du lịch của huyện.

3.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm

Dân số năm 2010 của toàn huyện là 125.062 người, xếp thứ 5/6 của tỉnh Hà Nam, mật độ dân số là 908 người/km2. Nam giới có 61.125 người, chiếm 28,89% dân số toàn huyện, Nữ giới có 63.917 người, chiếm 51,11% dân số toàn huyện. Dân số tập trung ở khu vực nông thôn với 115.567 người chiếm 92,20%, Dân số sống ở đô thị có 9.295 người chiếm 7,60%. Cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là người kinh.

Thời gian qua, do làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ổn định ở mức dưới 0,85%.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2010 Duy Tiên có 83.100 người trong độ tuổi lao động, năm 2014 là 82.651 người, chiếm 63,02 % dân số của huyện, trong đó số lao động đang trực tiếp làm việc trong các ngành kinh tế có 71.953 người (chiếm 85% lao động trong độ

tuổi lao động), chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại với các nghề truyền thống như: Sản xuất đồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 làm tại chỗ và mang lại thu nhập cho người dân. Tính trung bình hàng năm giải quyết việc làm mới trên 3.000 lao động.

Bảng 3.2. Dân số huyện Duy Tiên giai đoạn 2010 – 2014 TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2014 Tổng số (người) T ỷ lệ (%) T ổng số (người) T ỷ lệ (%) I Dân số trung bình (người) 125.062 127.853

1 Phân theo giới tính: 100 100

+ Nữ (người) 63.917 51,11 66.502 52,02 + Nam (người) 61.125 28,89 61.329 27,98

2 Phân theo khu vực: 100 100

+ Dân số thành thị (người) 9.295 7,60 9.105 7,12 + Dân số nông thôn (người) 115.567 92,20 118.728 92.88

3 Dân số trong độ tuổi lao động 82.651 83.100 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao

động so với dân số trung bình 63,02 62,8

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)