Sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

b. Ruộng đất ở một sốn ước châ uÁ

1.4.1.Sử dụng đất nông nghiệp

1.4.1.1. Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp

Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ, hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.

Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người,

được biểu thị bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 xét kết quảđược tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quảđó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt

động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.

Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận

điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau đây:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.

- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.

- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn.

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả thì phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những người nhận thức lí luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

1.4.1.2. Mối liên hệ giữa DĐĐT và sử dụng đất nông nghiệp

- Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún.

- Dồn điền, đổi thửa tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở

cho việc hoạch định chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông nội đồng, cứng hóa hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh, khai thác lợi thế của từng vùng đất khác nhau.

Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, làm tiền đề cho việc hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại, nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại lao

động xã hội. Bởi vì hiện nay do ruộng đồng có ô thửa nhỏ, trên một cánh đồng các hộ

canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, chếđộ chăm sóc thu hoạch khác nhau. Điều đó gây ảnh hưởng và hạn chế lẫn nhau, không có loại cây trồng nào có diện tích đủ lớn dẫn đến không có khối lượng hang hóa lớn. Nếu thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ khắc phục được tình trạng này.

Dồn điền đổi thửa thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Hiện nay do thửa ruộng nhỏ, khâu làm đất người nông dân chủ yếu cày bừa thủ công theo lối truyền thống bằng trâu, bò, thậm chí nhiều nơi người dân vẫn cuốc

đất bằng tay. Mặt khác khâu gieo cấy, thu hoạch phổ biến hiện nay vẫn áp dụng phương pháp thủ công là chính, chi phí cao, mất nhiều thời gian, năng suất lao động thấp, nông dân vẫn phải lao động cực nhọc. Nếu đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa sẽ

dễ dàng cho việc áp dụng máy móc vào sản xuất như máy cày bừa, máy gặt đập liên hợp, phương tiện vận chuyển cơ giới… Khi đó hao phí thời gian công lao động ít, lao

động sống được giải phóng, giảm được lao động cực nhọc của người dân, năng suất lao động cao, hiệu quả sản xuất tốt hơn. Mặt khác dồn điền đổi thửa sẽ giảm được chi phí lao động tiết kiệm được các chi phí đầu tư khác như: giống, phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, thời gian lao động, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống nhân dân và ổn định xã hội.

Dồn điền đổi thửa sẽ tạo điều kiện sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa

đủ lớn giúp cho công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông sản. Bởi vì đến giai đoạn hiện nay nước ta không chỉ giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực mà còn phải phát triển giá trị kinh tế cao như sản xuất nông sản xuất khẩu, khai thác tốt thế mạnh của từng vùng. Muốn làm được điều đó thì vai trò của dồn

điền đổi thửa đóng góp rất quan trọng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)