Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 73 - 78)

- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện: Từ tháng 3/1997 đã có 10/10 huyện, thị thành lập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị; vào thời điểm đó mới có

3.1.Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay

Để nâng cao trình độ độ lý luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải đảm bảo các quan điểm cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước

trong công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay nói chung, đối với cán bộ tuyên giáo nói riêng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có khả năng tổ chức thực hiện thành công hoạt động trong lĩnh vực tuyên giáo của Đảng. Để công tác giáo dục lý luận chính trị đạt hiệu quả cao thì càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò quản lý của Nhà nước. Cụ thể là, cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần nâng cao trách nhiệm lãnh đạo và quản lý, tăng cường đầu tư công sức và kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục chính trị có bước phát triển mới.

Hai là, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo

phải hướng tới mục đích đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên giáo phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là yêu cầu cần quan tâm trong các giải pháp nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo.

Ba là, nâng cao trình độ lý luận chính trị của cán bộ tuyên giáo phải gắn

liền với công tác quy hoạch, bố trí sử dụng và nâng cao chất lượng toàn diện.

Bốn là, phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Thống nhất giữa lý luận và

thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của Triết học Mác - Lênin, trong đó thực tiễn giữ vai trò là tính thứ nhất, quyết định lý luận. Vì vậy, trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cần phải thường xuyên quán triệt quan điểm thực tiễn. Cụ thể là phải gắn việc nâng cao trình độ lý luận chính trị với việc đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn ở cơ sở, tăng cường tính thực tiễn của các chương trình giáo dục lý luận chính trị.

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, Ban Chấp hành Đảng bộ xác định mục tiêu tiêu phải tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo các huyện, thành phố, thị xã và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, có kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Do vậy nhiệm vụ trong thời gian tới của cấp uỷ, chính quyền các cấp đó là cần tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng “cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn”, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo tinh thần Quyết định 185- QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quan tâm tạo điều kiện về chế độ,

chính sách, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Cấp uỷ định kỳ có kế hoạch làm việc, kiểm tra hoạt động của Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị; chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo Quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện (Ban hành kèm theo Quyết định số 1853- QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương).

Các trung tâm BDCT huyện, thành, thị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và Ban Tuyên giáo cần căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm sát với tình hình thực tiễn. Chủ động, tích cực triển khai nghiêm túc các chương trình theo quy định của Trung ương và tỉnh, quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; nâng cao số lượng, chất lượng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp học phù hợp với thực tiễn địa phương.

Về tổ chức bộ máy, cần tiếp tục rà soát lại đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên trách hiện có để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc luân chuyển hợp lý. Đào tạo và đào tạo lại những cán bộ, giảng viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; kiên quyết thay thế những cán bộ, giảng viên không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và không có khả năng giảng dạy, quản lý. Xây dựng quy chế tuyển dụng, tiếp nhận những cán bộ, giảng viên về công tác tại Ban Tuyên giáo và các Trung tâm để đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, chính trị, có năng lực giảng dạy và kiến thức thực tiễn.

Thực tế, trong những năm qua, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát việc tổ chức học tập lý luận chính trị cho cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trong đó có cán bộ các huyện, thành, thị uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc - một mắt xích đặc biệt quan trọng trong qua trình chuyển tải các chỉ thị, nghị quyết, các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Trung ương của tỉnh đến với cấp uỷ cơ sở, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng trong việc “đưa nghị quyết đi vào cuộc sống”. Điều này được thể hiện khá rõ và nhất quán từ việc nâng cao chất lượng giáo dục, các điều kiện đảm bảo cho giáo dục lý luận chính trị tại Trường Chính trị Trần Phú cho đến các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Trong nhiệm kỳ 2005-2010 (khoá XVI), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 07 “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành phố”, trong đó xác định cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2015, đạt 100%

cán bộ cấp trưởng, phó phòng và đội ngũ chuyên viên các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính, được bồi dưỡng kiến thức theo chức danh và yêu cầu công việc...”. Nghị quyết 09 (khoá XVI) Nhiệm kỳ 2005-2010 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” xác định “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở...”. Đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011-2015) tiếp tục nhấn mạnh “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị... Triển khai tích cực, có hiệu quả Nghị quyết 07 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quán triệt và thực hiện tốt Quy định 54 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”, “Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên; gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; coi trọng công tác phòng, chống các

quan điểm, tư tưởng lệch lạc, lối sống thực dụng, chống mọi biểu hiện “tự chuyển hoá, tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân” [9;73].

Để làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống chính trị nói chung, tỉnh đặc biệt quan tâm đến trang bị kiến thức, giáo dục cho những người làm công tác tuyên truyền tại cơ sở. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị cho đội ngũ tuyên giáo, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện và cấp xã.

Bảng 1: Các văn bản của tỉnh ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo công tác

giáo dục lý luận chính trị nhiệm kỳ 2011 - 2015.

TT Tên văn bản Số lượng Ghi chú

01

Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 19/11/2002 về tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận trong thời gian tới.

01

02

Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 20/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị Trần Phú và TTBDCT các huyện, thành phố, thị xã.

01

03

Thông báo Kết luận số 20-TB/BTV, ngày 15/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng toàn diện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

01

Bảng 2: Các văn bản của huyện, thành, thị ban hành để lãnh đạo, chỉ

đạo công tác giáo dục lý luận chính trị nhiệm kỳ 2011 - 2015.

TT Tên văn bản Số

lượng

Ghi chú

1

Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 19/11/2002 về tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận trong thời gian tới.

12 12/12 huyện, thành, thị uỷ ban hành

2

Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 20/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị Trần Phú và TTBDCT các huyện, thành phố, thị xã.

12 12/12 huyện, thành, thị uỷ ban hành

3

Ban hành nghị quyết chuyên đề cấp huyện,

thành, thị 02/12 - Huyện Hương Sơn - Huyện Vũ Quang 4 Ban hành chỉ thị cấp huyện, thành, thị 5/12

- Huyện Nghi Xuân - Tx Hồng Lĩnh - Huyện Đức Thọ - Huyện Cẩm Xuyên

- Huyện Kỳ Anh

Nguồn: Văn phòng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 73 - 78)