Đánh giá những ưu điểm và những hạn chế của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 55 - 66)

- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện: Từ tháng 3/1997 đã có 10/10 huyện, thị thành lập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị; vào thời điểm đó mới có

2.2.3Đánh giá những ưu điểm và những hạn chế của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Ưu điểm

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và gần đây là Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" [16;23] cùng với các văn kiện của Đại hội, các hội nghị TW 4, 5, 6, 7 của Đảng khóa XI, công tác tuyên giáo đã được các cấp uỷ đảng, ban tuyên giáo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, đầu tư lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất,… ngày càng tốt hơn.

Công tác tuyên giáo đã góp phần đưa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nên sự nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng đến với nhân dân, được nhân dân hào hứng, phấn khởi đón nhận và tự giác thực hiện, đạt kết quả tốt.

Công tác tuyên giáo đã động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, sáng kiến, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Những gương điển hình về phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển làng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động… ngày càng nhiều và được cổ vũ kịp thời, tạo nên sức sống mới ở nhiều địa phương, cơ sở.

Công tác tuyên giáo đã động viên cổ vũ tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, góp phần giải quyết tốt các yêu cầu, nhiệm vụ bức xúc của sản xuất, đời sống. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác tư tưởng cho nhân dân trong giải tỏa đất đai, nhà cửa, giải phóng mặt bằng, để xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, động viên nhân dân góp công, góp của xây dựng các công trình làm đẹp cho quê hương.

Công tác tuyên giáo còn góp phần tích cực vào việc tham mưu, đề xuất và vận động nhân dân đóng góp tài năng, sáng kiến cho các cấp lãnh đạo,

quản lý để giải quyết những vấn đề bức xúc trên địa bàn như phòng, chống tệ nạn xã hội, xã hội hoá văn hoá ở địa phương v.v..

Thứ nhất, phần lớn đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có sự hiểu biết nhất định về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí, Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện được vai trò nền tảng ấy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng, mà trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, làm công tác tư tưởng - lý luận của Đảng phải có sự hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo hiện thực khách quan, mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo chính họ, là cơ sở để hình thành năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện nói riêng. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho quần chúng, đồng thời là người tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách ấy. Đường lối, chính sách ấy là sự thể hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, song nó chỉ được biến thành hiện thực bằng sự giác ngộ, đồng tình ủng hộ và bằng phong trào hành động cách mạng của nhân dân. Vì vậy, hơn ai hết đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải thường xuyên học tập, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để thấy rõ con đường đi lên của cách mạng, hiểu rõ mình phải làm gì và bằng con đường nào để thực hiện được mục đích của Đảng.

Qua nghiên cứu, khảo sát đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay cho thấy hầu hết đội ngũ cán bộ tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Có đạo đức và lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái, gần gũi với nhân dân, tôn trọng tập thể, thẳng thắn và quyết đoán, biết quy tụ và đoàn kết mọi người. Có trách nhiệm cao trong công tác, nói đi đôi với làm. Biết phát hiện cái mới, cổ vũ cái mới, kiên quyết đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu cản trở quá trình phát triển của quê hương, đất nước. Đa số cán bộ tuyên giáo cấp huyện hiện nay được rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần lớn được đào tạo cơ bản, có hệ thống, nhiều người có thâm niên lâu năm lăn lộn với thực tiễn công tác tuyên giáo, với các ngành nghề khác trước khi sang làm công tác tuyên giáo, nên đã tích lũy được nhiều vốn sống, nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy, họ đều có khả năng nắm bắt được thực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, biết huy động kiến thức vốn có của mình để đề ra những phương án cụ thể, tối ưu để giải quyết các vấn đề tư tưởng nẫy sinh từ cơ sở. Trong tổng số 120 cán bộ nhân viên đang công tác tại các ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành ủy, có 87 người có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng, chiếm tỷ lệ 72,5%, trình độ trung cấp 30 người chiếm tỷ lệ 25 %; về trình độ lý luận chính trị có 29 đồng chí có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị chiếm tỷ lệ 24%, 88 đồng chí có trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ 73%. Thực trạng đó cho thấy, về mặt trình độ học vấn của của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện tương đối cao, đây là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao trình độ lý luận chính trị.

chung đều có khả năng tổng hợp, khái quát tình hình, có phương pháp tư duy trong quá trình tham mưu chỉ đạo, kiểm tra trên lĩnh vực lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Năng lực tổng hợp, khái quát hóa, là năng lực cơ bản và thiết yếu nhất đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo. Năng lực ấy, một mặt là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện thông qua con đường đào tạo ở nhà trường, cũng như qua hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân; mặt khác, năng lực ấy lại là điều kiện để mỗi người tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các tri thức khoa học để không ngừng làm giàu thêm trí tuệ cho mình. Năng lực tổng hợp, khái quát hóa của người cán bộ tuyên giáo cấp huyện được thể hiện thông qua việc đánh giá đúng bản chất, diễn biến của các hiện tượng, các quá trình tư tưởng diễn ra trong thực tiễn, từ đó phân tích tình hình, dự báo tình huống mới có thể xảy ra và tham mưu cho cấp ủy đề ra phương hướng công tác tư tưởng, xây dựng chương trình, nghị quyết, kế hoạch công tác tư tưởng trong thời gian tới.

Một thực tế cho thấy, ở các huyện, thành, thị ủy, đội ngũ cán bộ tuyên giáo không chỉ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy trên lĩnh vực hoạt động của mình, mà họ chính là những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền, giảng dạy về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước thông qua các lớp học, các hội nghị, các buổi nói chuyện chuyên đề... và còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác của cấp ủy, phối hợp với các ban xây dựng Đảng, các cơ quan ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện còn là người trực tiếp tham gia vào nghiên cứu các chuyên đề khoa học về công tác xây dựng Đảng, tham gia ý kiến tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề của ngành tổ chức, viết các tin, bài phản

ánh công tác tuyên giáo trên địa bàn mình phụ trách... Những đóng góp đó của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện đã chứng tỏ một trình độ lý luận chính trị nhất định trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Nếu không có trình độ lý luận chính trị, thì họ không thể khẳng định được vị thế của mình trên các lĩnh vực công tác đã được cấp ủy phân công.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện phần lớn là những người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và có hiểu biết nhất định về

công tác tư tưởng trong điều kiện mới. Trong số 120 cán bộ đang công tác tại ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị thì đại đa số là những người có kinh nghiệm lâu năm trên lĩnh vực công tác tuyên giáo. Nhiều đồng chí trưởng, phó ban tuyên giáo, giám đốc, phó giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị được trưởng thành từ cán bộ, chuyên viên trong ngành; một số đồng chí được điều động, đề bạt từ các ngành trong khối tư tưởng - văn hóa sang. Do vậy, họ luôn nắm vững tình hình cụ thể của cơ sở, của địa phương, đơn vị mình, nắm vững tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân trên địa bàn. Họ là những con người đã được lăn lộn nhiều trong thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều vấn đề cụ thể đặt ra trong hoạt động nghề nghiệp của mình, do vậy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý. Chúng ta điều biết, kinh nghiệm với tư cách là sản phẩm của quá trình nhận thức, có cả kinh nghiệm trước lý luận và kinh nghiệm sau lý luận, kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học.

Thứ tư, đa số cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở Hà Tĩnh hiện nay là những người có năng lực nhất định trong việc tham gia tổng kết thực tiễn và tham mưu cho cấp ủy những dự báo về diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xu thế hội nhập hiện nay. Công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, quá trình hội nhập của đất nước ta vào thị trường thế giới ngày càng mở rộng trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội, tình hình đó đòi hỏi người cán bộ tuyên giáo không chỉ biết triển khai đường lối chính sách của Trung ương, của tính, của huyện xuống tận cơ sở, mà còn trên cơ sở việc tổ chức thực hiện những chủ trương, đường lối đó phải đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được, chỉ ra nguyên nhân của nó để đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp. Trong những năm qua, công tác tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy đã được cấp huyện quan tâm, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, đội ngũ cán bộ tuyên giáo là lực lượng nòng cốt đã tích cực tham mưu cho cấp ủy tổ chức các diễn đàn để sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Thông qua tổng kết, cán bộ tuyên giáo đã phân tích rõ tính sáng tạo, phù hợp của đường lối, chủ trương, chính sách, tìm ra những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện với từng địa phương, cơ sở. Đồng thời, qua đó phát hiện ra những nhân tố mới, những mô hình có hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý và tìm ra những vấn đề mới phát sinh cần phải tổng kết, đánh giá trong thời gian tới. Quá trình đó đòi hỏi phải được phân tích một cách toàn diện, khách quan các yếu tố tác động đến việc thực hiện đường lối, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách ở từng cơ sở, từng địa bàn cụ thể. Đây là một việc làm đòi hỏi người cán bộ tuyên giáo ngoài lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp thì phải có năng lực tham mưu mà trước hết là phải có một trình độ lý luận chính trị nhất định, năng lực tổng kết thực tiễn. Trên cơ sở tham gia tổng kết thực tiễn, cán bộ tuyên giáo còn nắm được tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nắm vững thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mình, dự báo trước những tác động của các nhân

tố khách quan đến công tác tư tưởng trong thời gian tới. Qua đó giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền giải quyết tốt các vấn đề tư tưởng nảy sinh từ cơ sở. Chính vì vậy, trong những năm qua ở Hà Tĩnh không xuất hiện các "điểm nóng", không có tình trạng khiếu kiện vượt cấp đông người. Đó là một trong những mặt mạnh, mặt tích cực mà đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở Hà Tĩnh đã đạt được trong thời gian qua.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đạt được nêu trên, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện ở Hà Tĩnh vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ mà đất nước tham gia đầy đủ vào quá trình hội nhập quốc tế. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, hơn 20 năm tái lập tỉnh, nhưng đến nay tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang là một tỉnh nghèo so với nhiều tỉnh trong khu vực và cả nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn quá cao; quy mô công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thấp... Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào? và bắt đầu từ đâu? để kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh, manh, vững chắc? đây là một đòi hỏi khách quan, một nhiệm vụ cách mạng nặng nề đòi hỏi huy động tư duy trí tuệ của toàn Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh phải tìm lời giải đáp. Những hạn chế nêu trên chịu tác động của nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một phần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, công tác tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở nói chung, của cấp huyện nói riêng. Sự hạn chế đó, là do trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện còn hạn chế, biểu hiện ở chỗ là hoạt động nghề nghiệp còn mang tính kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan. Được biểu hiện trên các mặt như sau:

tuyên giáo cấp huyện còn nhiều hạn chế. Như ở phần trên đã trình bày, về thực chất tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận là hai cấp độ của quá trình tư duy, trong đó tư duy kinh nghiệm, chỉ mới là tư duy tiền khoa học ứng với hai loại tư duy ấy là hai loại lôgic tương ứng, tư duy kinh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 55 - 66)