Nội dung việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 35 - 37)

tuyên giáo cấp huyện

Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” đăng trên báo Sự thật số 79 (từ ngày 26/6 đến ngày 09/7/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [23;365]. Cán bộ tuyên giáo cấp huyện là người thực hiện khâu trung gian và trực tiếp trong chuyển tải toàn bộ hoạt động thuộc lĩnh vực tuyên giáo của Đảng, Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân và là người giúp cấp ủy huyện triển khai các hoạt động tuyên giáo trên địa bàn huyện.

Công tác tư tưởng luôn quan trọng hàng đầu, nhưng yêu cầu, cấp độ ngày càng cao hơn, với trình độ nhận thức cao hơn. Hơn nữa, trình độ cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng cao, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ ngày càng khó hơn đối với công tác tuyên giáo, làm thế nào để tuyên truyền vận động nhân dân đồng tâm hiệp lực triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, tránh tình trạng mơ hồ, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu... Vì vậy, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tuyên giáo cấp huyện phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Cán bộ tuyên giáo cấp huyện là người được trang bị đầy đủ, ngày càng cao lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh vững vàng và khả năng thực hiện các nghiệp vụ tuyên giáo.

Bên cạnh nâng cao trình độ lí luận và thực tiễn, công tác giáo dục lí luận chính trị, một trong những yêu cầu cần đạt của người cán bộ tuyên giáo là nắm bắt đúng tư tưởng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ một cách bài bản, có chất lượng và hiệu quả cao hơn, với nhiều hình thức, phương pháp mới phù hợp hơn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng để làm công tác tư tưởng, trên cơ sở người cán bộ tuyên giáo phải năng động, luôn đổi mới, không sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại. Giữ vững sự kiên định, sự trung thành với lý tưởng của Đảng, chú ý công tác tuyên truyền miệng, tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng. Mục tiêu là phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tuyên giáo để có thể vừa tham mưu đề xuất, vừa triển khai tổ chức thực hiện, cả tuyên truyền đối nội và đối ngoại, biểu dương mặt tích cực và đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bác bỏ các quan điểm thù địch. Chủ động, thường xuyên, nhạy bén hơn trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến ngành như công tác lý luận, công tác báo chí, công tác văn học nghệ thuật, xây dựng đội ngũ trí thức; cụ thể hóa và thể chế hóa để thực hiện; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, biểu dương những mặt tốt, những nơi làm tốt, phê phán những hiện tượng tiêu cực và xử lý nghiêm những sai phạm, phối hợp tốt giữa các bộ phận thông tin tuyên truyền.

Trang bị cho người cán bộ tuyên giáo khả năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu việc xây dựng nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện về

giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên môi trường; thường xuyên quan tâm chỉ đạo, định hướng và tổ chức công tác tuyên truyền, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu xử lý các điểm nóng, các vấn đề nhạy cảm, tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Một trong những việc làm cơ bản quyết định đến chất lượng công tác của cán bộ tuyên giáo cấp huyện là kỹ năng nói và viết. Để nâng cao kỹ năng nói và viết cần phải kết hợp hai yếu tố cơ bản đó là môi trường rèn luyện và tinh thần tự học của chủ thể. Như vậy, đối với nhà quản lý phải tổ chức tập huân, đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nói và viết, động viên khích lệ cán bộ viết tốt nói tốt. Nhưng một yếu tố quan trọng đó là ý thức tự học của chủ thể phải lấy thực tiễn cuộc sống làm trường học cho chính mình về việc rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ lý luận chính trị mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w