ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN ĐIỂM CỨU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH TỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh (Trang 50 - 57)

VÀ PHAN CHÂU TRINH TỚI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhà yêu nước lớn suốt đời không ngừng phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Với những hoạt động yêu nước của mình, những nhà lãnh tụ này đã có ý nghĩa lớn đối với phong trào yêu nước Việt Nam, song sự ảnh hưởng này cũng có mặt hạn chế của nó.

Phan Bội Châu là một anh hùng tiêu biểu cho cái tinh thần đánh đuổi giặc của dân tộc ta trong một thời đại khá dài. Chủ trương chính mà Phan Bội Châu dùng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập cho nước nhà, là võ trang cách mạng. Với chủ trương này cùng với những hoạt động của ông đã thức tỉnh quốc dân, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc, lòng căm ghét giặc ngoại xâm và bọn phong

kiến tay sai bán nước, lòng tự tin vào khả năng chiến đấu và chiến thắng của mình. Điều này được thể hiện qua các phong trào yêu nước với chủ trương của Phan Bội Châu.Trước sự ảnh hưởng của phong trào Đông Du, đã thức tỉnh lòng yêu nước nhân dân Việt Nam, đặc biệt tầng lớp thanh niên có văn hóa. Các gia đình yêu nước, nhất là các điền chủ ở Nam Kỳ đã lập ra “Khuyến du học hội”, nhiều hội “từ thiện” khác ở miền Trung, miền Bắc cũng góp tiền cho quỹ du học. Lê Khánh-một tu giáo đã nói với với các tín đồ của mình trong cuộc vận đông xuất dương: “được đi Nhật du học, đó là muốn hấp thu văn minh ngoại quốc để làm cho sự nghiệp cứu quốc phát triển” [28, tr.205]. (18)Ở Nam Kỳ có các ông Nguyễn Thần Hiến, Trần Văn Định…hoạt động rất tích cực, lập ra hội “Khuyến du học” và khuyên góp được hàng trăm đông bạc để chu cấp cho học sinh du học. Không chỉ có vậy, các sĩ phu cả nước còn đọc sách Tân thư để tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản cũng như tìm ở những sách này con đường cứu nước, nên họ đã lập ra các Tân Đảng, tham gia phong trào Đông Du, quyên tiền cho Đảng, mở Nghĩa Thục để mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, lập hội buôn và cả chuẩn bị chống Pháp nữa. Tiêu biểu là phong trào “Tân Thư” ở Thanh Hóa dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu. Cũng như ở các nơi trên cả nước, Thanh Hóa cũng mở Nghĩa Thục dạy chữ Hán, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ. Trong phong trào lập hội buôn, mở mang công, thương nghiệp, ở Thanh Hóa lập được công ty Phương Lâu, công ty mở rộng kinh doanh và lập thêm chi nhánh ở Vinh, hà Tĩnh, Huế, Các chí sĩ trong các công ty này thường xuyên đóng góp cho phong trào và thường liên hệ, che dấu những người hoạt động, chống lại các cuộc đàn áp của Pháp. Năm 1908 phong trào chống đi phu đi lính lan rộng ở Trung Kỳ. Ở Thanh Hóa, các sĩ phu dán tờ hiệu triệu kêu gọi đồng bào hưởng ứng phong trào chống đi phu, đi lính, chống thuế thì liền bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Tuy bị khủng bố đàn áp dã man, phong trào không bị dìm tắt.Các hoạt động quyên tiền cho phong trào Đông Du, lập Đảng mới vẫn diễn ra sôi nổi. Các

hoạt động của phong trào Tân Thư dưới ảnh hưởng của Duy Tân hội, do Phan Bội Châu lãnh đạo cũng mãi mãi không mất đi trong lòng người dân Thanh Hóa.

Phương pháp bạo động của Phan bội Châu quả là đã gây được tiếng vang lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia. Đặng Thai Mai đã nói: “chỉ vì đọc Phan Bội Châu, mag hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn, lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây. Đó là việc thành công vĩ đại.

Đối với Phan Châu Trinh với tư tưởng Duy Tân cải cách của mình đã có sức ảnh hưởng lớn đến quần chúng, làm trỗi dậy ý thức dân tộc, dân chủ, làm cho họ giác ngộ về quyền sống, quyền tự do, quyền làm người. Trên cả nước đã diễn ra các phong trào cải cách, mở đầu là phong trào Duy Tân ở Quảng Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, từ việc lập hội buôn, hội canh nông, mở trường học đến việc vận động bài trừ phong tục, tập quán hủ bại truyền bá tư tưởng tự cường, dân chủ, vận động đời sống mới... Phong trào diễn ra rất sôi nổi, khẳng định sức thu hút mạnh mẽ của tư tưởng Duy Tân theo con đường tư sản. Phong trào đã nâng cao trình độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt.Không chỉ dừng lại ở đó với sức ảnh hưởng của tư tưởng Duy Tân một phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Trung Kỳ đã diễn ra. Phong trào bùng nổ ngày 9-3-1908 với cuộc biểu tình của hàng trăm nông dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Phối hợp với cuộc biểu tình, nhân dân các huyện Quảng Nam cũng kế tục nổi dậy.Cuộc đấu tranh diễn ra có tính chất chính trị hòa bình. Từ các tỉnh phía Nam Trung Kỳ, phong trào lan ra phía Bắc. Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, quần chúng nổi dậy hưởng ứng phpong trào chống sưu thuế. Cuộc đấu tranh trong một thời gian dài đã làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến ở nông thôn. Trước sức mạnh đấu tranh

của nhân dân các tỉnh Trung Kỳ, Thực dân Pháp đã cho cho quân đàn áp, phong trào bị tan rã. Với sự truyền bá tư tưởng dân tộc, dân quyền do Phan Châu Trinh truyền bá, đã dấy lên các phong trào đấu tranh. Đây là một hiện tượng lịch sử mới chưa từng xảy ra trong cuộc chống Pháp trước đó về các phương diện quy mô, tính chất và hình thức đấu tranh, buộc thực dân Pháp phải thay đổi một vài loại thuế đồng thời làm chấn động chính trường nước Pháp.

Với những ảnh hưởng từ chủ trương cứu nước của hai ông các phong trào đã diễn ra rất sôi nổi, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên các phong trào đều thất bại, sự thất bại này bắt nguồn từ người lãnh đạo cũng như hạn chế trong phong trào.Sự hạn chế của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hạn chế của thời đại và giai cấp.Thất bại của Phan Bội Châu là vì trong thời kì ông hoạt động nước Pháp là một nước tư bản đang tiến lên chủ nghĩa đế quốc. Phan Bội Châu lại dựa vào lực lượng những tầng lớp đã suy tàn hay chưa hình thành mà chống lại một lực lượng đã và đang tiến triển mạnh. Đối với Phan Châu Trinh thì qua ảo tưởng vào chính quyền thực dân, không phân biệt được đâu là bạn đâu là thù.Những người lãnh đạo này chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nội dung và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, nên chưa định ra được một đường lối, một kế hoạch khoa học, lâu dài và toàn diện, chưa lôi cuốn được quần chúng cách mạng vào một cuộc chiến đấu thống nhất bởi một cương lĩnh chương trình hành động chung và chặt chẽ. Khi các phong trào theo hai xu hướng này diễn ra lại lẻ tẻ, không thống nhất nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp. Các phong trào lại quá phụ thuộc vào người lãnh đạo, sau khi người lãnh đạo bị bắt hay hi sinh thì các phong trào đều thất bại.

Tiểu kết chương 2

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều sinh ra và lớn lên trong lúc kẻ thù đến xâm lược đất nước mình, lại tận mắt nhìn thấy cảnh đất nước bị mất và cuộc kháng chiến đổ máu của nhân dân. Với sự thu hút của luồng tư tưởng dân tộc và tư

tưởng dân chủ tư sản mới, hai ông đã lo lắng đi tìm đường cứu nước thực sự. Cùng là những con người yêu nước, cùng là một giai cấp sống trong thời điểm giao thời tư tưởng phong kiến và tư tưởng dân chủ tư sản nên giữa hai ông có những quan điểm giống nhau về mục đích cứu nước cũng như việc nhận thức chuyển biến tư tưởng, có sự thống nhất cùng quan điểm với nhau như thống nhất các vấn đề khai dân trí, coi trọng giáo dục, đưa thanh niên đi du học ở nước ngoài… nhưng sự lựa chọn đường đi và đề ra chủ trương cứu nước lại khác nhau. Phan Bội Châu đại diện cho xu hướng bạo động vũ trang, Phan Châu Trinh đại diện cho xu hướng cải cách. Trên lập trường tư tưởng riêng của mình Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã thể hiện những quan điểm khác nhau về phương pháp tiến hành cách mạng.Phan Bội Châu muốn đánh đuổi Pháp để giành độc lập cho nước nhà, còn Phan Châu Trinh muốn dựa vào Pháp để tiến hành cải cách xã hội mang lại quyền lợi cho nhân dân.Từ việc đề ra nhiệm vụ khác nhau mà đưa đến cách thức tiến hành khác nhau. Ở từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà ta thấy được tư tưởng bạo động vũ trang hay tư tưởng cải cách tiến bộ hơn. Tuy nhiên do hạn chế về thời đại cũng như hạn chế về giai cấp mà cả hai tư tưởng này đều thất bại.

Với quan điểm cứu nước của hai ông với hai xu hướng khác nhau, đã ảnh hướng lớn đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Từ sự tác động của tư tưởng yêu nước theo hai xu hướng đã góp phần tích cực vào việc cổ vũ các phong trào yêu nước đi lên, với tinh thần yêu nước trên khắp cả nước đã diễn ra các phong trào sôi nổi và mạnh mẽ thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia khắp các tỉnh từ Bắc đến Trung Kì.

KẾT LUẬN

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Việt Nam có những chuyển biến lớn về mọi mặt kinh tế-xã hội, văn hóa - giáo dục.Cùng với tác động từ bên ngoài vào đã thổi một làn gió duy tân vào Việt Nam mang đến một khuynh hướng cứu nước mới thay cho hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.

Việc Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đến được với tư tưởng dân chủ tư sản qua Tân thư, tân văn là một bước phát triển của tư tưởng dân tộc. Nó vừa đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc vừa phản ánh xu thế chung của khu vực. Tuy cùng chịu ảnh hưởng của các nguồn tư tưởng tương đồng nhưng trong quá trình tiếp thu và phát triển tư tưởng các ông có những điều khác nhau, do vậy mà tư tưởng hai ông có sự khác biệt.

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều ý thức được phải kế thừa giá trị dân chủ cổ truyền để tiếp thu tư tưởng tư sản phương Tây. Đồng thời phải kế thừa giá trị dân chủ cổ truyền mà dân tộc đã đạt được thì mới đủ sức tiếp thu giá trị tư sản mới.

Vượt ra khỏi hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản mới, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã đưa phong trào yêu nước đi lên theo một hướng mới. Cùng là mục đích muốn giải phóng dân tộc nhưng phương pháp tiến hành giải phóng dân tộc thì giữa hai ông có sự khác nhau. Phan Bội Châu vận động quần chúng nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước theo chủ trương bạo động vũ trang, Phan Châu Trinh vận động quần chúng hướng theo xu hướng cải cách xã hội để mang lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Cả hai xu hướng đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Song do hạn chế về thời đại và giai cấp mà cả hai xu hướng đề đi đến thất bại. Mặc dù thất bại nhưng không phải vì đó mà chúng ta đánh giá sai về công lao của hai ông với cách mạng Việt Nam. Đó là những tấm yêu nước, thương nòi, xả thân suốt đời vì độc lập dân tộc, vì quyền sống của đồng bào.Tuy nhiên ta vẫn thấy được sự tiến bộ hơn trong tư tưởng của Phan Bội Châu so với tư tưởng của Phan Châu Trinh. Với tư tưởng của Phan Bội Châu và những phong trào theo chủ trương bạo động đó đã làm cho thực dân Pháp và thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam luôn luôn đấu tranh chống xâm lăng mà không thể diệt vong được. Đồng thời ta thấy những hoạt động của Phan Bội Châu như là một dây nối cho hai giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam đó là giai đoạn cách mạng của Phan Bội Châu và của Hồ Chí Minh.Đó là một sự kế thừa biện chứng để đưa đến thành công của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Với hai xu hướng đấu tranh này đã thổi một luồng sinh khí mới vào đòi sống chính trị của nhân dân Việt Nam, cuốn hút tất cả sự quan tâm của mọi ngành mọi giới, và hướng cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân Việt Nam đi đến tiếp cận

phương thức đấu tranh hiện đại để giải phóng dân tộc kể từ đầu thế kỉ XX. Một thực tế lịch sử cũng cần được nhận thức là cho dù tác động của trào lưu dân tộc chủ nghĩa đối với công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX có tích cực đến đâu cuối cùng cũng không giúp được các nhà yêu nước, cách mạng Việt Nam đạt được mục tiêu độc lập dân tộc tự do hạnh phúc cho nhân dân. Các cuộc vận động cứu nước giải phóng dân tộc trong thời kỳ này dẫu đầy gian khổ hy sinh nhưng kết quả đều không thành công và tiếp tục mở ra một thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sự khủng hoảng đó chỉ thực sự chấm dứt khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Một phần của tài liệu So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)