Nguyên nhân của sự khác nhau trong quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Một phần của tài liệu So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh (Trang 47 - 50)

hai nhà đại diện cho những nhà nho yêu nước tiến bộ đó.

Từ khi còn trẻ hai cụ đã được bắt đầu tiếp xúc với các tác phẩm của giai cấp tư sản phương Tây “ tiến hóa luận” của Đac-uyn và những cuốn sách mới mà người Trung Quốc viết như của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Đặc biệt là các tác phẩm “Mậu Tuất chính biến kỷ”, “Lịch sử 30 năm duy tân ở Nhật Bản của Minh Trị” đã ảnh hưởng sâu sắc tới họ. Từ truyền thống quê hương cũng như sự tiếp thu luồng tư tưởng mới tù bên ngoài dội vào đã khiến cho Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có những ý kiến thống nhất với nhau về các vấn đề như: khai dân trí, coi trọng giáo dục, đưa thanh niên di du học ở nước ngoài, mở mang tuyên truyền văn hóa mới..

2.3.2. Nguyên nhân của sự khác nhau trong quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Bội Châu và Phan Châu Trinh

* Về hoàn cảnh xã hội trực tiếp.

Phan Bội Châu đã sinh trưởng trong khói lửa. Từ lúc bảy tuổi Phan Bội Châu đã được nghe nói cuộc văn thân nổi dậy ở Nghệ Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai cầm đầu. Chính Cụ đã mục kích nhân dân nổi dậy hưởng ứng lời hiệu triệu “Bình Tây sát tả” với các khí giới thô sơ gươm, mác…Năm 1885 khi phong trào Cần Vương bùng nổ Phan Bội Châu đã tập hợp được hơn 100 học sinh lập

thành đội quân “Cần Vương học sinh”, Phan Bội Châu vô cùng khâm phục Phan Đình Phùng, người lãnh đạo phong trào cần Vương ở Nghệ Tĩnh. Năm 1886, Cụ viết “Song Tuất lục” nhiệt liệt ca ngợi sự tích anh hùng và tinh thần yêu nước của nhân dân Nghệ Tĩnh đã hai lần anh dũng chống lại xâm lược Pháp. Từ đấy về sau trong những năm 1888-1897 Cụ sống ở quê hương, một mặt đọc sách dạy học, đồng thời bí mật giao lưu với dư đảng Cần Vương và những người hào kiệt ở trong rừng để chuẩn bị khởi sự.

Hoàn cảnh của Phan Châu Trinh không được như thế. Hưởng ứng theo lời Hịch Cần Vương của Tôn Thất Thuyết, các văn thân Quảng Nam cũng có nổi dậy lập thành nghĩa hội dưới sự lãnh đạo của thủ khoa Trần Văn Dự. Nhưng phong trào ở Quảng Nam rất yếu ớt, vừa mới nhen lên thì nội bộ đã mất đoàn kết nghi kị lẫn nhau, thành ra chẳng bao lâu bị tan rã. Những phần tử tốt như Nguyễn Hàm cũng phải ngồi yên chờ đợi.Cho nên nghĩa hội ở Quảng Nam không được nhân dân tin tưởng.

Không chỉ có vậy, hai ông đều ở chung một thời đại nhưng lúc giao thời của thời đại phong kiến bước sang thời đại tư sản, thì Phan Bội Châu gắn với giai cấp phong kiến nhiều hơn giai cấp tư sản, Phan Châu Trinh gắn với giai cấp tư sản nhiều hơn giai cấp phong kiến. Giai cấp phong kiến bấy giờ mới mất quyền thống trị, nên có nhiều phần tử đang cố giành lại quyền ấy bằng võ lực, vì thế mà chủ trương bạo lực.Giai cấp tư sản mới chớm nở muốn tình hình được ổn định để phát triển kinh tế, do đó có chủ trương cải lương.

* Về nguồn gốc gia đình

Hai Cụ đều xuất thân từ tầng lớp phong kiến nhưng có sự khác nhau. Phan Bội Châu là con một nhà nho học đã lâu đời. Cha của Phan Bội Châu không có phẩm tước gì trong triều đình. Nhà lại nghèo, đời này qua đời kia sống bằng nghề dạy học. Dạy học lúc đó tức là dạy học tư hoặc dạy ở nhà mình rồi các học sinh góp tiền lại nuôi.Làm một ông thầy học chữ Hán ngày trước phải đúng khuôn khổ

nhà nho. Đối với bản thân với gia đình, với quốc gia, với xã hội thì phải tuân theo luân lý tam cương, ngũ thường. Do cách giáo dục như thế, nên Phan Bội Châu là một người đi theo con đường mà nhà nho cho là chính đạo, nghĩa là hiếu với cha mẹ, trung với vua, tín với bạn hữu…theo cái khuôn khổ thường thấy.

Phan Châu Trinh là con một gia đình tương đối khá giả. Cha là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh. Mẹ là Lê Thị Chung cũng thông hiểu chữ nghĩa. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885) Phan theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa. Nhưng nghĩa quân bị Nguyễn Thân dồn đánh, lâm vào thế khó khăn. Cha của Phan Châu Trinh bị nghi kị trong phong trào nên bị ám sát. Phan Châu Trinh cho rằng việc cha mình bị giết là một việc làm không đúng.Vì nguồn gốc như thế, nên Phan Châu Trinh có thể ở ngoài khuôn sáo thông thường, có thể có tính tự do phóng túng khác Phan Bội Châu.

* Về lập chí.

Do hoàn cảnh xã hội Phan Bội Châu đã có chí phục thù báo quốc lúc còn bé. Lúc 7 tuổi , Phan Bội Châu đã tụ họp thiếu nhi trong lang bày ra trận giả đánh Tây. Lúc 17 tuổi được tin Pháp đánh Bắc Kỳ, Phan Bội Châu đã viết bài hịch “Bình Tây Thu Bắc”.Cái chí ấy được nuôi dưỡng mãi.Sở dĩ Cụ phải học cử tử, phải đi thi cho đỗ, chẳng qua vì lúc bấy giờ cần phải có tiếng tăm lớn mới hiệu triệu được nhân dân.Có tướng tài như Cao Thắng mà muốn có đội quân khởi nghĩa đông đảo cần phải có đình nguyên Phan Đình Phùng đứng đầu.Cho nên chỉ là học trò thì lời kêu gọi sẽ ít hiệu lực. Cái chí của Phan Bội Châu là đi thi cho đậu, cho có danh vọng với nhân dân để có thể hiệu triệu được nhân dân nổi dậy võ trang đánh giặc xâm lược

Còn Phan Châu Trinh đã đậu cử nhân, đậu phó bảng, học trường hậu bổ rồi ra làm quan.Ông cũng muốn nước độc lập, nhưng không đi con đường giành độc lập bằng võ lực mà cũng không muốn lật đổ hẳn chế độ hiện tại mà lập ra một chế

độ khác. Cụ tưởng có thể làm quan nhỏ rồi làm quan to có quyền binh trong tay, rồi nhân địa vị của mình mà giáo dục cho bọn quan trường khác và hướng dẫn cả triều đình nhà Nguyễn làm một cuộc cải cách từ trên xuống dưới theo lối Minh Trị Duy Tân làm cho dân khôn, dân giàu. Vào quan trường một thời gian, Cụ thấy cái ý nghĩ đầu tiên của mình không thực hiện được vì quan trường chỉ là bọn hoàn toàn thối nát. Vì thế Ông mới bỏ quan về tìm con đường khác. Lần này Ông muốn dựa vào Pháp đánh lại quan lại hủ bại, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Về kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An của Phan Bội Châu là kinh tế độc chiếm.Còn ở Quảng Nam quê Phan Châu Trinh thì kinh tế nông nghiệp cũng là kinh tế chính.Nhưng tại đây có nhiều nhà buôn ngoại quốc thông thương đi lại, nhất là Hoa Kiều.Đà Nẵng là một hải cảng lớn, tư bản Pháp trở hàng hóa vào đó nhiều, nên sự buôn bán ở Quảng Nam phát triển sớm hơn. Do cái hoàn cảnh có chỗ khác nhau nên sự giao thiệp hàng ngày của hai Cụ có thể khác nhau, nhưng chúng ta không thể biết hết được.

Một phần của tài liệu So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)