Phương pháp định vị tiệm cận (proximity sensing).

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 26 - 27)

Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để xác

định vị trí của một thực thể, phương pháp này dựa vào khoảng giới hạn trong vùng phủ sóng (vô tuyến, hồng ngoại hoặc sóng siêu âm…) của một trạm thu phát cơ sở

(Base Station –BS). Từđó vị trí của thực thể cần định vị được xác định qua các toạ độ liên quan của trạm thu phát cơ sở.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp tiệm cận được mô tả trong hình 2-1. Hình 2-1 (a) là một ví dụ về trường hợp sử dụng phương pháp định vị tiệm cận

thông qua ăng ten vô hướng, hình 2-1 (b) là ví dụ khác về việc sử dụng phương

pháp định vị tiệm cận thông qua ăng ten quạt. Các trạm thu phát cơ sở (đã biết trước vị trí) sẽ gửi hoặc nhận các tín hiệu điều khiển tới các thiết bị đầu cuối, nếu quá trình gửi nhận thành công thì có thể kết luận thiết bị đầu cuối đó đang trong phạm vi phủ sóng của mình.

Phương pháp định vị tiệm cận có thể được triển khai theo nhiều cách thức

khác nhau, một số trong chúng hiện đang được tiêu chuẩn hoá thông qua các tổ

chức có thẩm quyền tuy nhiên hầu hết trong số chúng hiện nay tuân theo tiêu chuẩn riêng của các nhà khai thác hoặc của các nhà sản xuất.

Phương pháp định vị tiệm cận đã được triển khai trong nhiều dự án nghiên

cứu khác nhau chẳng hạn như trong dự án Active Badge [12] của nhóm Want 1992

hoặc hệ thống định vị không dây (Wireless Indoor Positioning System - WIPS) của

viện công nghệ Royal Thụy Điển năm 2000 [17]. Những thiết bị này và một số thiết bị khác hoạt động dựa trên công nghệ hồng ngoại hoặc sóng siêu âm kết hợp với phương pháp định vị tiệm cận để tính toán vị trí các thực thể. Phương pháp định vị

tiệm cận hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi trong một số hệ thống sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID. Về các công nghệ thường được sử dụng trong các hệ thống định vị chúng ta sẽ xem xét trong chương 3 của luận văn.

Trong các hệ thống tế bào, phương pháp định vị tiệm cận đã trở nên rất phổ

biến bởi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng là có thể triển khai thêm các dịch vụ định vị tương ứng và hầu như việc thay đổi đó không ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên phương pháp định vị

tiệm cận có một hạn chếđó là độ chính xác của nó liên quan đến bán kính hoạt động của các trạm thu phát cơ sở và có sai số từ thường từ 100m trong môi trường đô thị

tới hàng chục km trong môi trường nông thôn. Độ chính xác này nhìn chung phụ

thuộc vào các hệ thống định vị khác nhau. Trong các hệ thống định vị trong nhà, độ

chính xác thường cao hơn do vùng phủ sóng của các tín hiệu thu phát có phạm vi

nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)