Công nghệ siêu âm

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 55 - 56)

Một công nghệ định vị khác được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong các hệ thống định vịđó là công nghệ siêu âm. Đặc điểm quan trọng của sóng siêu âm đó là tốc độ của chúng chỉ khoảng 1243km/h, tốc độ này rất thấp khi ta so sánh chúng với tốc độ 300.000 km/s của tia hồng ngoại hoặc sóng vô tuyến, chính vì lý do đó

sóng siêu âm là cơ sở cho việc sử dụng các phương pháp giao khoảng cách

(lateration) mà không cần các cơ chế đồng bộ phức tạp tốn kém. Sóng siêu âm

không có khả năng xuyên qua tường, không yêu cầu thiết bị phát và thu phải nhìn

thấy nhau trong quá trình trao đổi thông tin, một bất lợi của sóng siêu âm đó là

phạm vi truyền của chúng rất hạn chế dẫn đến không thể triển khai được công nghệ

này trên phạm vi rộng, tuy nhiên trong môi trường trong nhà, công nghệ siêu âm có

thể cho kết quả định vị có độ chính xác rất cao, sai số của chúng trong nhiều hệ

thống định vị khi chỉ vài cm.

Do tốc độ truyền của sóng siêu âm tương đối thấp nên ta có thể đo thời gian

truyền của chúng tương đối chính xác bằng các đồng hồ chuyên dụng không quá

phức tạp. Các hệ thống định vị sử dụng sóng siêu âm thường có tần số khoảng 40Khz. Các điều kiện môi trường thường có tác động đáng kể tới việc truyền sóng siêu âm, đặc biệt là tốc độ truyền. Độ ẩm có thể khiến cho tốc độ của sóng siêu âm giảm tới 0,3%, thậm chí khi nhiệt độ thay đổi từ 00C tới 300 C, tốc độ của sóng siêu âm có thể thay đổi tới 3%.

Một trong số các hệ thống điển hình sử dụng công nghệ siêu âm để định vị đó là hệ thống Active bat được phát triển bởi liên kết giữa trường Đại học

Cambridge và hãng Olivetti, hệ thống hệ thống Cricket [10] được phát triển bởi

nhóm Priyantha, trong chương 5 của luận văn ta sẽ thảo luận chi tiết về các hệ thống trên.

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)