Rất nhiều các hệ thống định vịđược triển khai trong những dự án nghiên cứu hiện nay sử dụng công nghệ hồng ngoại và phương pháp định vị tiệm cận để xác
định vị trí. Không như các sóng vô tuyến các tín hiệu hồng ngoại có cự ly truyền tương đối ngắn và không bị hấp thụ bởi các bề mặt trong môi trường trong nhà như
tường, sàn… ngược lại chúng có thể phản xạ trên hầu hết các bề mặt đó. Chính những đặc điểm trên dẫn đến sự kết hợp hiệu quả giữa công nghệ hồng ngoại với phương pháp định vị tiệm cận dành cho các ứng dụng cần định vị đối tượng trong một căn phòng của toà nhà. Tuy nhiên do các tia hồng ngoại chỉ có tính phản xạ một phần và bị phân tán với các chướng ngại vật nên trong một số trường hợp giữa bộ
phát và bộ thu phải không có chướng ngại vật hay nói cách khác chúng phải nhìn
thấy được nhau thì mới có thể trao đổi các thông tin liên quan.
Hệ thống định vị hồng ngoại đầu tiên được phát triển vào những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, công nghệ hồng ngoại lúc đó đã đạt độ chín muồi và đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau (chẳng hạn như
trong các bộ điều khiển gia dụng như điều khiển ti vi, đầu video, máy lạnh…). So với các tín hiệu vô tuyến, các thiết bị cần thiết cho công nghệ hồng ngoại có giá thành rẻ hơn, đơn giản hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn tuy nhiên chúng có một số
nhược điểm như tốc độ truyền thấp, bị ảnh hưởng bởi sự xuyên lẫn từ các nguồn ánh sáng môi trường và các thiết bị thu phát hồng ngoại khác.
Nhóm nghiên cứu Want thuộc hãng Olivetti được xem là nhón tiên phong
trong việc nghiên cứu các hệ thống định vị trong môi trường trong nhà và các ứng dụng định vị qua dự án phát triển hệ thống Active Bagge [12] đầu những năm 90. Hệ thống này sử dụng công nghệ hồng ngoại để truyền thông giữa các thiết bị thu và thiết bị phát và là khởi đầu cho nhiều ứng dụng và nghiên cứu sau này sử dụng tia hồng ngoại trong vấn đề định vị của tính toán khắp nơi.