Chuẩn xác và độ chính xác

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 70 - 71)

Trước khi tìm hiểu đặc điểm này chúng ta cần phân biệt hai khái niệm độ

chuẩn xác (accuracy) và độ chính xác (precision). Độ chuẩn xác của hệ thống là đặc tính khoảng cách mà một hệ thống định vị có thể phân biệt được trong khi độ chính xác là phần trăm số lần độ chuẩn xác bắt buộc phải đạt được, ví dụ một số bộ thu GPS có thể xác định vị trí trong phạm vi 10m với khoảng 95% phép đo. Các bộ thu

thể trong phạm vi từ 1m tới 3m trong khoảng 99% phép đo. Các khoảng cách này biểu thị độ chuẩn xác của các thông tin mà GPS có thể cung cấp và phần trăm biểu thịđộ chính xác, hay điều mà chúng ta mong đợi đểđạt được độ chuẩn xác đó.

Rõ ràng nếu chúng ta có một bộ thu với độ chuẩn xác thấp thì trong hầu hết các trường hợp ta luôn muốn có được các kết quảđo có độ chính xác cao. Do đó độ

chính xác và độ chuẩn xác phải luôn phải được coi trọng và đi đôi với nhau trong cùng một hệ thống định vị.

Thông thường chúng ta đánh giá độ chính xác của một hệ thống định vị để

xác định xem chúng có phù hợp với ứng dụng mà chúng ta dự định triển khai hay

không. Một số hệ thống yêu cầu thông tin định vị phải có độ chính xác tới vài cm, tuy nhiên nhiều ứng dụng lại không cần độ chính xác cao đến như vậy, một hệ

thống định vị cá nhân cho gia đình hoặc văn phòng có thể chỉ cần độ chuẩn xác tới mức để đáp ứng các đòi hỏi chẳng hạn nhưđối tượng cần định vị đã ở trong phòng nào mà không cần các thông tin chi tiết đến mức nhưđối tượng đó có kinh độ và vĩ

độ là bao nhiêu…

Một phần của tài liệu Định Vị Tính Toán Khắp Nơi (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)