C ơ cấu nội ngành
540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,
3.1.1. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh đến
Đông Anh đến 2010
Trong thời gian tới (2006-2010) sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Ảnh hưởng của xu thế đô thị hoá, công nghiệp hoá mạnh trên địa bàn huyện.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì 2/3 diện tích đất tự nhiên của Huyện sẽ được chuyển sang phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp mới hiện đại của Hà Nội về phía Bắc sông Hồng. Năm năm tới đây khoảng 4000 ha đất nông nghiệp sẽ chuyển sang cho các dự án đầu tư phát triển. Hiện nay, nhiều dự án đã hoặc đang chuẩn bị triển khai.
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (và thay đổi tính chất của của nền sản xuất nông nghiệp).
Hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện nhanh chóng, các khu thương mại, dân cư đặc trưng của vùng đô thị mới sẽ liên tiếp mọc lên. Cùng với quá trình này nếp sống dân cư thay đổi nhiều biểu hiện mới tốt đẹp nảy sinh, đồng thời cũng nảy sinh không ít tiêu cực cần dự tính các biện pháp phòng ngừa. Nhiệm vụ, tính chất quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp có những thay đổi cần thích nghi kịp thời.
- Ảnh hưởng của quy mô dân số, và phát triển nguồn nhân lực
Quy mô dân số đến 2010 sẽ tăng theo hai hướng: Một là, tăng tự nhiên với tỷ lệ 1,5-1,6%/năm. Hai là, tăng cơ học khoảng trên 10.000 người/năm.
Dân số đến 2010 khoảng 385.000 người, trong đó dân cư nông nghiệp khoảng 198.000 người (chiếm 51,42% trong tổng dân số); Tổng số lao động khoảng 185.000 người (bằng: 48,05% dân số).
- Ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật:
Với sự biến đổi cơ cấu kinh tế, và việc thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến; sự biến đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại phục vụ thủ đô, chắc chắn Đông Anh cần có một đội ngũ lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật cao để tiếp thu và làm chủ những công nghệ mới; mặt bằng dân trí của dân cư cũng phải tăng lên để có thể thích nghi được sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.
- Ảnh hưởng của nhu cầu thị trường
Thị trường vừa là căn cứ vừa là mục tiêu của phát triển. Từ vị trí của một huyện của thủ đô Hà Nội có thể xem xét đến thị trường từ hai giác độ: khách quan và chủ quan, đặc biệt là chủ quan. Chúng ta có thể khai thác, tạo dựng thị trường nếu có quyết tâm và phương pháp thích hợp. Theo các ý nghĩa đó, khi mở cửa tiếp nhận FDI có nghĩa là ta đã gắn với một thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp lớn. Còn thị trường hàng nông sản gần gũi nhất là cung ứng phục vụ thủ đô theo cơ cấu và số lượng nhu cầu. Thị trường dịch vụ
rộng mở với Đông Anh, nhất là dịch vụ du lịch sinh thái, làng nghề; thể thao, đào tạo v.v..
- Ảnh hưởng của khả năng khai thác các nguồn vốn
Đông Anh có thể hướng tới các nguồn vốn FDI, ODA, ngân sách, thu hút đầu tư của các tỉnh trong nước và trong dân trên địa bàn. Vấn đề là có cơ chế khuyến khích đầu tư đúng đắn.
Cân nhắc, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, Đại hội lần thứ 26 của Đảng bộ Huyện Đông Anh đã lựa chọn và định hình sự phát triển kinh tế xã hội đến 2010 của Huyện như sau:
• Cơ cấu kinh tế địa hình đến năm 2010 là:
- Theo giá trị sản xuất trên địa bàn: Công nghiệp: 93,3%; Thương mại dịch vụ: 5,2%; Nông lâm nghiệp: 1,5%.
(Theo giá trị sản xuất do huyện quản lý: Công nghiệp: 60,5%; Thương mại dịch vụ: 30,6%; Nông lâm thuỷ sản: 8,9%).
- Theo giá trị gia tăng trên địa bàn: Công nghiệp: 80,8%; Thương mại dịch vụ: 14,8%; Nông lâm thuỷ sản: 4,4%.
(Do huyện quản lý: Công nghiệp 28,9%; Thương mại dịch vụ 15,8%; Nông lâm thuỷ sản: 16%).
• Định hình sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực
- Công nghiệp là hướng phát triển chủ đạo, nhanh với tốc độ 17,65%/năm
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển theo hướng: phát triển công nghiệp cơ khí (bao gồm cơ khí sửa chữa lớn, cơ khí chế tạo thiết bị điện, cơ khí tiêu dùng, cơ khí lắp ráp, cơ khí chính xác, thiết bị quang học, cơ khí tiêu dùng); Vật liệu xây dựng và công nghiệp điện, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; Dệt may.
Khu vục tiểu, thủ công tập trung phát triển vào chế biến lâm sản và thủ công mỹ nghệ, kim khí tiêu dùng v.v.. Muốn vậy, sẽ tạo cơ chế thuận lợi để
thu hút đầu tư tập trung vào việc hình thành các khu công nghiệp - tiểu thủ công và làng nghề.
Biểu số 23: Các khu công nghiệp tập trung và lực lượng lao động dự kiến
TT Tên KCN Diện tích (ha)
Lao động (nghìn)
Mặt hàng chủ yếu 1 KCNTT Đông Anh cũ 768 10 Cơ khí, điện, điện tử, may
mặc, giầy da, VLXD, kim khí, thiết bị quang học 2 KCN Bắc Thăng Long 350 30-40 Cơ khí chế tạo máy, điện
tử, ô tô… 3 KCN tây đường Thăng
Long
32 4-5 VLXD, cấu kiện xây dựng kết hợp công nghiệp sạch như cấu kiện thép, cơ khí, chế tạo máy…
4 KCN tây đường sắt 35 4-85 Cơ khí vừa và nhỏ, kim khí, lắp ráp, may mặc, giày da, chế biến thức ăn gia súc…
5 KCN đông Cổ Loa 80 7-8 Công nghiệp sạch, cơ khí, điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy…
6 KCN Đông Hội 100 10 Dệt may, chế biến thực phẩm
Nguồn: Biểu 3.6 bản Quy hoạch Chi tiết trang 134
Cùng với việc duy trì, phát triển các làng nghề đã có như Liên Hà, Văn Hà, Dục Tú và mở rộng các làng nghề mới như Đục đá Lê Xá; Bún bánh Cổ Loa; Giò chả Việt Hùng; Xây dựng các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp quy mô, tập trung là nét đặc sắc của Đông Anh trong giai đoạn 2006-2010.
• Khu TTCN tập trung Vân Hà: Khu này sẽ tập trung sản xuất các mặt hàng lâm sản truyền thống, chạm khắc mỹ nghệ, đồ gỗ. Quy mô thu hút khoảng 500 lao động qua các công ty TNHH, xí nghiệp tư nhân hoặc HTX,
cộng với khoảng 2.000-3.000 lao động gia đình, tổ chức theo kiểu phân tán, vệ tinh xung quanh.
• Khu TTCN tập trung Liên Hà: đây là khu có khả năng phát triển các mặt hàng chế biến lâm sản, đồ gỗ phục vụ nội thất, nhất là gỗ phun và sơn mài. Hình thức tổ chức chủ yếu là tập trung, qui mô thu hút khoảng 600-1000 lao động.
• Khu TTCN tập trung Dục Tú: Với mặt hàng chủ lực cơ kim khí, cơ khí sản xuất vật liệu cán thép, phục vụ xây dựng. Khi này cần được bố trí xa khu dân cư để tránh tiếng ồn và độc hại. Dự kiến thu hút thu hút khoảng 2.000-3.000 người.
• Khu TTCN tập trung Đông Hội: Mặt hàng chủ lực ở đây là sản xuất túi, bao xi măng, bếp than tổ ong. Ngoài ra, sẽ mở rộng sản xuất dệt may, chế biến thực phẩm để tận dụng lao động dôi dư.
- Trong những năm tới nông nghiệp vẫn có vị trí kinh tế quan trọng; Tuy nhiên, nông nghiệp sẽ phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đô thị, sinh thái và nông nghiệp sạch. Do đó phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết nông nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở đó tạo điều kiện để tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ, giống mới đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, đô thị và sinh thái; đảm bảo chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá và sản xuất cây con có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế trang trại, đưa chăn nuôi tập trung tách ra khỏi khu dân cư; chuyển đổi diện tích đất đồng cao, đồng trũng… Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ và mô hình sản xuất mới để hình thành và phát triển những vùng sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, như:
+ Vùng trồng hoa, sản xuất rau an toàn ở các xã: Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Kim Chung, Cổ Loa…
+ Vùng trồng cây cảnh, cây công trình ở các xã: Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Hải Bối…
+ Vùng trồng lúa gắn với phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại, nghề truyền thống ở các xã vùng miền Đông huyện.
+ Vùng phát triển chăn nuôi gia súc, trồng dâu nuôi tằm ở các xã ven sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ; nuôi trồng thuỷ sản gắn với trồng cây ăn quả, cây mô sinh, môi trường dọc hai bên bờ sông Thiếp… gắn phát triển nông nghiệp với việc tạo ra các vùng du lịch sinh thái.
Tăng cường củng cố, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển kinh tế tập thể, đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ; có biện pháp, kiên quyết khắc phục để không còn hợp tác xã yếu kém. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển và cho ra đời các loại hình hợp tác xã mới, phấn đấu cho nhiệm kỳ mỗi xã ít nhất xây dựng được một hợp tác xã kiểu mới. Tập trung đầu tư phát triển nông thôn theo hướng đô thị hiện đại.
Phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp/trên 1 ha đất canh tác 73 triệu năm 2005 lên 103 triệu năm 2010 (tương ứng trên 1 ha đất nông nghiệp là 65,5 triệu và 87,6 triệu); đưa năng suất lao động nông nghiệp tăng 145-150% so với năm 2005 để hàng năm rút được từ nông nghiệp 3500-4000 lao động cho các nhu cầu khác. Giảm tỷ trọng dân cư nông nghiệp trong dân số từ 79,9% năm 2005 xuống còn 51,42%.
- Thương mại, dịch vụ về lâu dài sẽ đóng góp khoảng 20-30% GDP của huyện (một huyện sẽ có 70% dân cư sống tại các khu đô thị).
Phương hướng là: phải phát triển đồng bộ các loại hình kinh doanh thương mại tổng hợp, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa huyện và nội thành cũng như các vùng lân cận khác, chú trọng khai thác sản phẩm từ nông nghiệp, kết hợp với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Về du lịch cần phối hợp các cấp các ngành tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng các vùng sinh
thái dọc sông Thiếp và các trục giao thông chính, phát triển các loại hình du lịch công vụ, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.
Mạng lưới thương mại dịch vụ được bố trí cụ thể như sau:
• Phát triển khu vực thị tứ Phương Trạch thành trung tâm tài chính - thương mại cấp thành phố, có đủ chi nhánh của các ngân hàng lớn, phát triển hệ thống tài chính thành một trung tâm giao dịch, huy động, cho vay và thanh toán lớn trên địa bàn huyện. Khu đô thị Cổ Loa sẽ xây thêm hai trung tâm thương mại nữa, kết hợp với khu thị tứ Phương Trạch thành các trung tâm cung ứng hàng hoá và dịch vụ chủ yếu cho thành phố sông Hồng trong tương lai.
• Hình thành và phát triển các khu thương mại tại các khu vực tây đường Thăng Long, đông đường Thăng Long- nam Vân Trì, bắc đầm Vân Trì, Cổ Loa- tây nam Cổ Loa. Riêng khu vực thị trấn Đông Anh xây dựng thành trung tâm thương mại huyện với một số siêu thị lớn, một số đường phố buôn bán chuyên doanh và tổng hợp.
• Về cơ cấu, sẽ định hình theo hướng xung quanh các KCN, nhằm hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư thiết bị trực tiếp cho sản xuất. Ở các khu đô thị, chủ yếu phát triển loại hình thương mại bán lẻ. Còn ở nông thôn, tập trung nâng cấp các chợ. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân như dịch vụ ăn uống, giải trí, thể thao.
• Về mạng lưới chợ, sẽ quy hoạch và cải tạo mạng lưới chợ bao gồm chợ cấp I, II, III, các chợ chuyên doanh, chợ đầu mối. Bên cạnh đó, hình thành các cửa hàng tự phục vụ, chuyển hoá dần một số chợ thành các siêu thị.
Về du lịch, tập trung phát triển ba loại hình du lịch chính là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, tín ngưỡng và du lịch tham quan. Các tuyến du lịch trọng điểm cần xây dựng là tuyến Hà Nội - Đại Mạch - Nam Hồng; Hà Nội - Cổ Loa - Thuỵ Lâm (đền Thượng, đền Sái), Hà Nội - Cổ Loa- Cầu Đôi - Vân Trì. Khai thác lợi thế của huyện về mạng lưới đầm, hồ, sông dày đặc để phát triển các môn giải trí dưới nước, kết hợp du lịch, bảo vệ sinh thái với khôi
phục bản sắc làng xóm nông thôn qua các hoạt động lễ hội, làng nghề truyền thống.
- Để phục vụ quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, nông nghiệp, thương mại du lịch, đô thị hoá nhanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật rất được chú trọng đầu tư trong những năm tới:
• Về giao thông đường bộ: Mục tiêu chung là ưu tiên nâng cấp các trục đường chính, nhựa hoá 100% các tuyến do huyện quản lý, nâng cấp các tuyến đường liên huyện, dân sinh, đạt 90% tuyến đường được lát gạch, cấp phối hoặc nhựa bê tông. Mục tiêu cụ thể là đảm bảo mật độ đường chính và liên khu vực trong đô thị là 0,67km/km2. Hệ thống đường liên khu vực bao gồm 5 tuyến với chiều rộng 50m. Hệ thống đường khu vực đảm bảo khoảng cách 600-800m phù hợp với qui mô một đơn vị ở, với chiều rộng 40m. Hệ thống giao thông công cộng được tổ chức đảm bảo 30% nhu cầu đi lại vào năm 2010.
• Về giao thông đường sắt, đường sông: Các tuyến đường sắt đô thị cần xây mới là tuyến cầu Thăng Long - Nội Bài, Nhật Tân - Phương Trạch - Nguyên Khê, Gia Lâm - Nam Cổ Loa - Phương Trạch - KCN Bắc Thăng Long. Ngoài ra, xây thêm đoạn Văn Điển - Cổ Bi - vượt sông Đuống ở trạm Bốc Vàng đi lên ga Bắc Hồng. Để phát triển giao thông đường thuỷ, cần tiến hành nạo vét và kè hai bên bờ sông Hồng, cùng với việc phát triển các tuyến đường sông khác.
• Về hệ thống cấp điện
- Xây dựng một trạm điện áp chuẩn 220KV ở tây bắc đầm Vân Trì, tiếp tục vận hành 7 lộ 35KV, cải tạo 6 lộ KV thành 22 KV và xây thêm hai lộ mới.
- Cải tạo và nâng cấp đường dây hạ thế. Đến năm 2005, nâng cấp trạm điện và đường dây hạ thế ở 17 xã, mỗi năm nâng cấp từ 4-5 xã, đảm bảo mức bình quân đầu người đến năm 2005 là 0,2KWA/người.
- Xây dựng hệ thống chiếu sáng cho khu trung tâm của các xã, thị trấn và dọc các trục đường chính, tổng cộng 15km. Mỗi năm xây dựng 7km đường cao áp.
• Về hệ thống cấp nước
Dự kiến nhu cầu cấp nước cho khu đô thị trên địa bàn huyện đến năm 2010 là 211.454 m3/ngày, với 95% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước công nghiệp tập trung dự kiến tổng cộng là cho 1.307,5ha. Từ đó, quy hoạch đã dự kiến cải tạo lại nhà máy nước Đông Anh để nâng công suất lên 40.000 m3/ngày, xây dựng mới nhà máy nước Vĩnh Ngọc với công suất 65.000m3/ngày, nhà máy nước Đông Hội công suất 50.000m3/ngày và nhà máy nước Vân Trì công suất 30.000m3/ngày.
Về việc mở rộng hệ thống cấp nước, bản Quy hoạch cũng đã đề xuất 2 phương án. Phương án 1 sử dụng nguồn nước ngầm. Phương án 2 sử dụng kết hợp nước ngầm và nước mặt. Phương án này lại được chia làm phương án 2 và 2A. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bản Quy hoạch đề nghị chọn phương án 1,