C ơ cấu nội ngành
540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,
3.2.2. xuất hoàn thiện, bổ xung các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn của Đông Anh và Hà Nộ
nguồn nhân lực từ thực tiễn của Đông Anh và Hà Nội
a. Cần có hệ thống chính sách cụ thể cho các đối tượng và các khu vực
Các khu vực gồm:
• Khu vực phát triển nông nghiệp;
• Khu vực phát triển ngành nghề truyền thống
• Khu vực đô thị hóa nhanh Các đối tượng gồm:
• Người được (phải) đào tạo
• Các cơ sở đào tạo (loại hình và chủ sở hữu)
• Các cơ sở sử dụng lao động
b. Các chính sách đào tạo đối với người được đào tạo (trong đó đặc biệt đối với lao động vùng bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất)
Một là, Nhà nước định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào
tạo việc làm (Đặc biệt chú ý đối với dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị).
Việc phát triển khu công nghiệp, đô thị là việc được hoạch định trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Đông Anh nói riêng. Trong quy hoạch, kế hoạch này, việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được xác định rất cụ thể, tuy nhiên còn thiếu vắng việc định hướng cho sự chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với dân cư các vùng bị thu hồi đất. Sự thiếu vắng đó không chỉ gây ra tình trạng tự phát trong chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất mà còn gây bị động cho các cấp chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề chuyển đổi tự phát này.
Sự thiếu vắng trên đây cần được bổ khuyết trong thời gian tới, theo đó, khi trình để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp, khu đô thị nào thì tổ chức chủ trì phải trình luôn cả định hướng chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đối với các hộ bị thu hồi đất tại vùng này. Định hướng này khi được cấp chó thẩm quyền phê duyệt sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để không chỉ có các hộ bị thu hồi đất mà tất cả các tổ chức Nhà nước, ngoài Nhà nước đều cùng thống nhất thực hiện. Sự thống nhất đó đảm bảo cho việc chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm của các hộ bị thu hồi đất được triển khai nhanh chóng, thuận lợi và có hiệu quả.
Hai là, chính sách tài chính, tín dụng cho người được đào tạo
- Hỗ trợ tài chính cho đào tạo hiện chưa hợp lý: 3,8 triệu đồng cho 1 lao động để có một nghề nghiệp và một chỗ làm việc là quá thấp, cần được bổ xung hoặc bằng trợ cấp tổ chức các khóa học dưới những hình thức thích hợp.
- Chính sách tín dụng cho người được đào tạo: Chính sách tín dụng hướng vào tạo cơ hội thụ hưởng bình đẳng về quyền đào tạo, học tập của người lao động. Trong đó nội dung chính là tạo môi trường tín dụng lành mạnh, hoạt động sôi động theo cơ chế thị trường, không hạn chế mức vay, đảm bảo an toàn, tin cậy và tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu.
- Chính sách học phí: Chính sách học phí phải có tác động tích cực tới sự tham gia đào tạo rộng rãi của người lao động, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo, kích thích tính năng động kinh tế của người lao động.
- Chính sách học bổng: Tăng mức chi học bổng thỏa đáng cho người được đào tạo, nhằm khuyến khích, động viên người học đạt thành tích xuất sắc. Trên cơ sở đó để tạo ra điều kiện cho những người có năng lực, có tài nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể tham gia đào tạo được liên tục.
Ba là, Chính sách sử dụng sau đào tạo: Chính sách thu hút, sử dụng
người lao động sau đào tạo có vai trò quan trọng kích thích sự tham gia đào tạo của người lao động và thu hút được lao động sau đào tạo trở về Đông Anh làm việc. Các chính sách cụ thể như: tiền lương, thu nhập, ưu đãi về nhà ở,
phương tiện làm việc, cải thiện điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội… đối với lao động CMKT.
Cụ thể hóa cho từng khu vực cần phải nhấn mạnh 1 số vấn đề sau: Đối với khu vực thuần phát triển nông nghiệp cần chú ý:
- Chính sách tín dụng cho người được đào tạo: Do khu vực thuần nông có thu nhập bình quân/người thấp hơn các khu vực khác nên chính sách tín dụng đối với người được đào tạo có ý nghĩa quan trọng. Cần quan niệm rằng, đây không đơn thuần là chính sách hỗ trợ tài chính cho người đào tạo mà còn là chính sách nhằm tạo cơ hội thụ hưởng bình đẳng về quyền đào tạo, học tập của người lao động. Vấn đề chính là tạo môi trường tín dụng lành mạnh, hoạt động sôi động và không hạn chế mức vay, thủ tục nhanh chóng tránh sự phiền hà, nhũng nhiễu.
- Chính sách học phí: Chính sách học phí có tác động tích cực tới sự tham gia đào tạo của người lao động có thu nhập ở khu vực thuần nông. Học phí hợp lý tạo cơ hội cho người lao động thu nhập thấp tham gia đào tạo, tích cực đào tạo chuyển đổi nghề để tìm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho người lao động và dân cư khu vực thuần nông.
Đối với khu vực có nghề truyền thống
- Chính sách tín dụng cho người được đào tạo: Hướng vào tạo cơ hội cho nhóm người nghèo của khu vực có ngành nghề tiếp cận hệ thống tín dụng, để tham gia đào tạo nghề TTCN, nghề truyền thống và các ngành nghề khác.
- Chính sách khuyến khích các hộ thuộc diện đền bù đất ở khu vực có ngành nghề, trích một phần tiền đền bù để sử dụng cho đào tạo chuyển đổi nghề trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
- Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với nghệ nhân, thợ gỗ đào tạo và làm việc trong các cơ sở ngành nghề truyền thống. Bởi họ là vốn quý và hình thức đào tạo nghề hợp lý nhất là truyền nghề, thông qua quá trình vừa làm vừa học tại các cơ sở sản xuất.
Đối với khu vực đô thị hóa nhanh:
Cần phải thấy ở khu vực này yêu cầu giải quyết việc làm rất cấp bách, trong một thời gian ngắn. Nên mức độ tác động của chính sách cần phải mạnh mẽ, khẩn trương cùng với chính sách vai trò tổ chức quá trình đào tạo của chính quyền cần được coi trọng.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với lao động chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi, đền bù đất, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các đối tượng xã hội (người nghiện ma túy, mại dâm…), vì ở khu vực đô thị hóa nhanh của các đối tượng này có xu hướng phát triển hơn các khu vực khác.
- Chính sách sử dụng sau đào tạo: Chính sách thu hút, sử dụng sau đào tạo có vai trò quan trọng trong kích thích sự tham gia đào tạo của người lao động khu vực đô thị hóa nhanh. Đặc biệt là đối với lao động nghèo, lao động chuyển đổi nghề trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các chính sách cụ thể như: việc làm, tiền lương, thu nhập nhà ở, điều kiện lao động… của lao động CMKT. Đặc biệt cần quan tâm có chính sách đầu tư hợp lý khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn mở mang nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ. Để thu hút lao động thất nghiệp. Nhà nước phải hướng dẫn tạo điều kiện (nhất là phải giành đất đai) và đi đầu trong việc bỏ vốn đầu tư phát triển các ngành nghề, cơ sở mới ở các khu vực này.
c. Các chính sách Đào tạo đối với cơ sở đào tạo
Với các cơ sở đào tạo Nhà nước cần hoàn thiện và bổ xung các chính sách theo các hướng sau:
- Nhà nước cần có quy hoạch, kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ hướng phát triển, hệ thống cơ sở đào tạo từng địa phương. Có chính sách chỉ rõ hướng, quy chế đầu tư.
- Chính sách mặt bằng cho phát triển các cơ sở đào tạo trên địa bàn Huyện như chính sách ưu tiên bán đất, cho thuê để xây dựng các cơ sở đào tạo các nghề công nghệ cao, nghề kinh tế mũi nhọn, nghề truyền thống, trong
đó, kể cả đối với cơ sở đào tạo của tư nhân , cơ sở đào tạo của nhà đầu tư nước ngoài.
- Chính sách tạo môi trường bình đẳng về mọi mặt (cấp tín dụng, tuyển dụng, bằng cấp…) giữa các loại hình đào tạo công lập với loại hình đào tạo tư nhân, bán công, dân lập…, để thúc đẩy phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đặc biệt là phát triển các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập.
- Chính sách ưu đãi về đầu tư, cung ứng trang thiết bị đào tạo, đào tạo giáo viên đối với các cơ sở đào tạo nhân lực cho các ngành nghề chủ lực, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nông thôn ngoại thành Hà Nội như: công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, dệt may, da giầy, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu mới.
- Chính sách thu hút học sinh tốt nghiệp loại giỏi và những người có năng lực đang làm việc trong thực tiễn sản xuất - kinh doanh để đào tạo nhân lực CMKT cao (cao đẳng, đại học, trên đại học…) và sử dụng làm giáo viên các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Trên cơ sở đó nhằm bổ sung giáo việc chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CMKT cho nông thôn ngoại thành.
- Chính sách đảm bảo đầu tư từ ngân sách thành phố để xây dựng các cơ sở đào tạo nghề kỹ thuật cao, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của trung tâm đào tạo nghề tại các huyện, để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho nông thôn ngoại thành.
Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề cho nông thôn ngoại thành. Hiện nay trên địa bàn nông thôn ngoại thành có số lượng lớn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao (DN FDI, DN Nhà nước…), nhiều DN có cơ sở, lớp đào tạo nghề, là thuận lợi cho người lao động nông thôn ngoại thành trong tiếp cận dịch vụ đào tạo của các doanh nghiệp. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nhiều hơn cho lao động nông thôn ngoại thành.
- Chính sách hỗ trợ (thuế, mặt bằng, thu hút giáo viên, nghề nhân…) để phát triển một số cơ sở đào tạo nghề truyền thống có giá trị kinh tế - xã hội và xuất khẩu cao, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn ngoại thành.
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực CMKT chất lượng cao (kể cả cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài) và miền thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới dùng cho phát triển các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó để nâng cao năng lực đào tạo nhân lực CMKT cao cho nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Cụ thể hóa đối với từng khu vực cần nhấn mạnh một số vấn đề: Đối với, khu vực thuần phát triển nông nghiệp
Thành phố cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư ưu tiên đầu tư cho khu vực này thí dụ ưu đãi về thuế. Về mặt bằng, các cơ sở đào tạo các nghề nông nghiệp đều cần diện tích lớn cho việc phát triển các nhà kính, các phòng, và ruộng thí nghiệp, đối chứng… vì vậy đề nghị được ưu tiên cấp đất.
Đối với khu vực phát triển nghề truyền thống
Hiện nay trong các làng nghề các lớp truyền nghề, vừa học, vừa làm là hình thức chủ yếu trong đào tạo lớp thợ mới. Nhà nước chưa có chính sách nào khuyến khích và kiểm soát sự năng động này. Do đó trong thời gian tới cần nghiên cứu để chuẩn hóa, chính quy hóa, nâng cao chất lượng các khóa học này.
Cần có chế độ cấp đất đai, hỗ trợ kinh phí, xây dựng trường lớp theo tiêu chuẩn. Cơ chế độ đãi ngộ ưu ái, khuyến khích các nghệ nhân, các thợ lành nghề mở rộng đào tạo. Đặc biệt với các nghệ nhân thành phố cần có những hình thức tôn vinh thích hợp.
Với các ngành nghề truyền thống có doanh số xuất khẩu cao có tương lai phát triển cần thành lập quỹ đào tạo nghề, khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Đối với khu vực đô thị hóa nhanh, Nhà nước phải quan tâm ngay từ khâu quy hoạch và trong kế hoạch đầu tư đến việc ổn định, nâng cao đời sống của nông dân bị mất đất. Đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội của các vùng bị thu hồi đất. Hiện có tình trạng các nhà quy hoạch kế hoạch chỉ biết thu hồi đất phục vụ các dự án. Đầu tư cho các dự án phát triển các khu công nghiệp hoặc đô thị mới (trong "hàng rào") mà không có đầu tư xứng đáng cho toàn bộ khu vực (ngoài hàng rào). Sự "vô tình" đó làm cho đời sống của nhân dân các khu vực này càng khó khăn.
Vì vậy, các quy hoạch kế hoạch đầu tư phải được lập cho toàn bộ khu vực (trong đó có có khu công nghiệp, đô thị mới). Trước hết, phải giành diện tích đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho cả khu vực, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại, du lịch, các trường học, trường dạy nghề, các cơ sở y tế, thông tin liên lạc…
Cần có các chính sách, cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút việc phát triển các ngành nghề mới, các cơ sở đào tạo nghề với nhiều hình thức tổ chức và các chủ sở hữu khác nhau.
Hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực CMKT cho khu vực có phụ thuộc nhất định vào việc hình thành và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ sở đào tạo. Các cơ chế chủ yếu phải thực hiện là:
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ sở đào tạo để đảm bảo đào tạo đủ số lượng người được đào tạo, đào tạo đúng cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ, chất lượng đào tạo cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nông thôn ngoại thành hàng năm và theo các giai đoạn.
- Cơ chế đảm bảo mối quan hệ phối hợp giữa các cơ sở đào tạo trong thực hiện các hình thức, phương thức đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực CMKT cho nông thôn ngoại thành.
- Cơ chế hợp tác cung ứng thông tin thị trường lao động giữa các cơ sở đào tạo về nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường lao động
theo cấp trình độ CMKT, ngành, nghề, chất lượng… để các cơ sở đào tạo hoàn thiện, điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo nhân lực phù hợp cho nông thôn ngoại thành, trong mối quan hệ cung - cầu nhân lực CMK của thành phố và các vùng khác.
- Cơ chế hợp tác cung ứng thông tin về thành tựu khoa học - công nghệ (trong và ngoài nước) về lĩnh vực, ngành nghề cơ sở đào tạo, để có chương trình cùng cập nhật, ứng dụng vào thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CMKT cho nông thôn ngoại thành.
d. Cần hoàn thiện lại hệ thống tổ chức quản lý công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực của thủ đô quá lớn, đa dạng và phức tạp. Công tác quản lý hiện tại không theo kịp yêu cầu. Thực sự chưa có cơ quan nào theo sát được hệ thống đào tạo phục vụ cho nhu cầu nhân lực của thủ đô. Sở giáo dục đào tạo, số lao động thương binh xã hội, các huyện, quận, đặc biệt quận, huyện chưa có thực sự chi phối được quá trình đào tạo, chủ động bảo đảm yêu cầu lao động cho mọi nhu cầu.
Trong điều kiện hiện nay cần có một cơ quan theo tập trung bao quát thường xuyên công tác này: theo tôi đó là Ban chỉ đạo công tác đào tạo phát