Sớm khắc phục các trở ngại để hình thành thị trường đất đa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 116 - 117)

C ơ cấu nội ngành

3.3.2.Sớm khắc phục các trở ngại để hình thành thị trường đất đa

540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,

3.3.2.Sớm khắc phục các trở ngại để hình thành thị trường đất đa

Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, gắn liền với sự phát triển của các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, rất quý giá của đất nước. Đất đai, quan hệ giao dịch đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc.

Đã có nhiều học thuyết kinh tế - xã hội nghiên cứu về đất đai như W.Petty (1623 - 1687), Ađam Smit (1723 - 1790), D.Ricácđô (1772 - 1823), Các Mác (1818 - 1883). Các học thuyết đều coi đất đai (từng thửa cụ thể, có kích thước, vị trí xác định) là hàng hóa. (Đất đai nói chung, hiểu theo nghĩa là bề mặt lãnh thổ một quốc gia hay trái đất chúng không phải là đối tượng giao dịch hàng hóa). Tuy nhiên đất đai là hàng hóa đặc biệt, nên việc mua bán đất đai phải chịu sự chi phối của pháp luật và được thực hiện theo những hình thức và thủ tục theo quy định của Nhà nước. Thí dụ ở Pháp, mua bán đất đai được thực hiện công khai ở tòa thị chính địa phương giữa người mua, người bán, Hội quy hoạch đất đai, đại diện chính quyền. Ở Úc việc mua bán được thực hiện trên thị trường nhưng phải qua các thủ tục: người bán đăng ký tại cơ quan quản lý. Cơ quan này công bố công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các tổ chức tư vấn tiếp cận với cơ quan quản lý để xem xét thực địa, hồ sơ giá cả và các vấn đề khác nếu có. Bên bán, bên mua thỏa thuận thì ký hợp đồng cụ thể tại cơ quan quản lý và thanh toán tài chính với nhau trực tiếp hay qua ngân hàng.

Kinh nghiệm của các nước đều thấy giao dịch đất đai thông qua mua bán thỏa thuận là đỡ phức tạp nhất. Mua bán không có nghĩa là bỏ qua sự quản lý của chính quyền, bỏ qua các thủ tục pháp luật. Ngược lại, không phải muốn quản lý được đất đai, thì Nhà nước phải sở hữu đất đai. Cần có những

quan niệm biện chứng về mối quan hệ giữa tăng cường quản lý Nhà nước và sở hữu Nhà nước về đất đai trong điều kiện đã chuyển sang cơ sở thị trường để làm chỗ dựa cho việc hình thành thị trường đất đai và hoàn thiện chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 116 - 117)