Kinh nghiệm của các nước ASEAN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 36)

Các nước ASEAN có nền kinh tế tăng trưởng cao (Singapor, Thái Lan, Malaixia) đều có chung đặc điểm trong đào tạo, phát triển nhân lực. Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách phát triển mạnh mẽ các ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến làm tăng giá trị hàng nông sản và khai khoáng, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu, các ngành xây dựng hạ tầng cơ sở, năng lượng… Trong giai đoạn này, việc phát triển nguồn nhân lực được chú trọng vào phổ cập giáo dục tiểu học là ưu tiên hàng đầu để tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông thôn bị mất việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa có thể chuyển dịch sang hoạt động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đa số các nước ASEAN đều thực hiện chính sách miễn phí cho giáo dục tiểu học và loại bỏ sự phân biệt về sắc tộc và giới tính trong giáo dục - đào tạo. Chính sách phổ cập tiểu học có vai trò quan trọng làm cơ sở cho phát triển trung học phổ thông và đào tạo nhân lực CMKT cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong giai đoạn phát triển kinh tế sau này của các nước ASEAN.

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa mạnh mẽ ở các nước ASEAN (1970-1980) lao động dôi dư trong nông nghiệp là rất lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy phát triển mạnh các ngành như công

nghiệp điện tử, viễn thông, hàng dệt may cao cấp, giầy da, chế biến nông sản xuất khẩu; dịch vụ tài chính, ngân hàng và cảng biển (Singapor, Malaixia, Thái Lan)… Để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành này, chính phủ các nước ASEAN đã chuyển sang chiến lược tăng tốc giáo dục phổ thông trung học, cải cách sâu rộng nền giáo dục phổ thông theo yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. Do quy mô học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tăng lên nhanh chóng ở nông thôn, hệ thống giáo dục đào tạo của một số nước ASEAN (Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia…) đã có bước thay đổi là mở rộng thêm các trường đào tạo tư nhân để tạo điều kiện tiếp nhận thêm học sinh, sinh viên nông thôn vào học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Một số nước ASEAN (Thái Lan, Inđônêxia…) mở rộng giáo dục nghề, giáo dục kỹ thuật ngay trong bậc trung học. Chương trình giảng dạy được đổi mới và đưa các môn học kỹ thuật vào trong chương trình học phổ thông, lao động được tiếp cận với tri thức ngành nghề và có định hướng nghề nghiệp tốt để tham gia vào đào tạo CMKT sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Các cố gắng về tăng cường mở rộng giáo dục trung học phổ thông, giáo dục nghề và giáo dục cao đẳng, đại học làm tăng tỷ lệ qua đào tạo và chất lượng của nguồn nhân lực ở các nước này, đặc biệt là các vùng ven các đô thị lớn như Culămpua, Băng Cốc, Manila… tạo điều kiện rất thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Chính phủ Malaixia đã xây dựng quỹ phát triển nguồn nhân lực (HDRF) quy định vai trò của chủ doanh nghiệp trong một số lĩnh vực công nghiệp, chế tạo, dịch vụ phải có nghĩa vụ đóng góp cho quỹ đào tạo hàng năm 1% quỹ lương. Chính phủ dùng quỹ này để trợ giúp đào tạo, dạy nghề đối với các ngành nghề có nhu cầu lớn về lao động kỹ thuật, đào tạo lao động nông thôn cho chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn trong quá trình đô thị hóa và đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề. Các lĩnh vực được đào tạo từ quỹ tài trợ phát triển nguồn

nhân lực của Malaixia như chế tạo, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải, quảng cáo, máy tính… Chính phủ Malaixia khuyến khích hệ thống cơ sở đào tạo nghề tư nhân thu hút đào tạo nhân lực phục vụ cho các chương trình phát triển các ngành nghề mới như chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, quảng cáo…

Singapor mặc dù là nước nhỏ, đa số lao động hoạt động trong ngành dịch vụ (năm1980 là 58,9%), năm 1950 lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 8,1% và qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đã giảm xuống 2,2% vào năm 1980 nhưng chính phủ đã tích cực triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quỹ phát triển kỹ năng (SDF) và chương trình tái phát triển kỹ năng (SRP- là chương trình sáng kiến của ba bên làm tăng kỹ năng làm việc của lực lượng lao động) để có nguồn cung cấp các khoản tài chính khuyến khích các chủ sử dụng lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động, tạo ra khả năng cống hiến suốt đời cho người lao động. Đặc biệt đối với người lao động nông thôn thông thường có trình độ CMKT thấp, không có chứng chỉ nghề thì chương trình SRP có vai trò quan trọng giúp người lao động nông thôn nâng cao trình độ và nhận được chứng chỉ nghề, tạo cơ hội khi cần thiết họ có thể chuyển nghề hoặc tìm việc trên thị trường lao động.

Một số nước ASEAN như Singapor, Thái Lan có dịch vụ du lịch rất phát triển, kể cả ở nông thôn (du lịch sinh thái, văn hóa…), trong đó vai trò của các công ty du lịch rất quan trọng đối với đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động nông thôn, đảm bảo phát triển và thực hiện các dịch vụ này mang tính văn minh và hiệu quả. Đối với một số vùng ngoại ô thủ đô của nhiều nước ASEAN, phần lớn lao động nông thôn đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch (Băng Cốc, Culămpua…).

Trong chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn, Chính phủ các nước Philipin, Thái Lan… còn rất chú trọng lựa chọn những học sinh nông thôn tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở để đào tạo nghề

phục vụ cho xuất khẩu lao động. Hàng năm, xuất khẩu lao động đã giải quyết được hàng trăm nghìn việc làm cho lao động nông thôn ở các nước này, tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóa được thuận lợi, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô quy mô. Đồng thời, khi trở về nước nhờ tay nghề được nâng cao, tư duy kinh tế rộng mở hơn và có vốn trong tay nên khả năng tạo việc làm và tìm việc làm của những người lao động này là rất lớn. Lao động đi xuất khẩu về nước còn là nguồn cung cấp lao động kỹ năng hiệu quả cho các ngành công nghiệp như khai thác dầu mỏ, dệt, may, chế tạo ô tô, điện tử, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp…

Chính phủ các nước ASEAN rất chú trọng mở rộng hợp tác với các trường, tổ chức kinh tế, tổ chức phát triển quốc tế (AIT, UNDP, WB…) để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và các vùng ngoại thành của những thành phố lớn. Trong đó, chương trình quan trọng là tăng cường các lớp khuyến nông, lâm, ngư, tạo điều kiện để lao động nông nghiệp có đủ kỹ năng áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, mở các chương trình đào tạo chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nông thôn, tạo môi trường cho phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn để thu hút lao động nông thôn dư thừa do quá trình đô thị hóa, làm giảm tình trạng dòng người nông thôn vào thành phố lớn tìm việc làm. Để phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, một số nước ASEAN như Malaixia, Philipin, Inđônêxia… khuyến khích các nghệ nhân, những người có tay nghề truyền thống cao, dạy nghề cho người lao động nông thôn bằng hình thức kèm cặp tại các cơ sở sản xuất gia đình hoặc tư nhân. Sau đó, họ được nhận vào làm việc hoặc mở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tự tạo việc làm phi nông nghiệp cho bản thân và người khác trong địa phương.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động kỹ thuật chất lượng cao do nhu cầu phát triển khá nghiêm trọng ở một số nước ASEAN. Chính vì vậy, các nước

ASEAN đang tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách giáo dục và đào tạo để khắc phục các nhược điểm của hệ thống giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là khắc phục xu hướng phát triển các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề tập trung nhiều tại các thành phố lớn, trong khi tại các địa phương, các khu công nghiệp tập trung và các vùng nông thôn lại thiếu vắng hệ thống các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành có hàm lượng tri thức, công nghệ cao và các ngành nghề mới phát triển của nền kinh tế.

Giống như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Chính phủ các nước ASEAN cũng đã tăng dần mức đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Chi tiêu nhà nước cho giáo dục, đào tạo của Malaixia năm 1980 là 6,0% GDƠ; năm 1991 là 6,4% và so với ngân sách chính phủ là 20% (1991), con số này ở Philipin là 1,7%; 2,9% và 15,7%. Nhìn chung đối với các nước ASEAN, hiện nay mức đầu tư cho giáo dục đào tạo của Chính phủ đạt khoảng 20% trong tổng chi tiêu nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, hệ thống giáo dục đào tạo của một số nước ASEAN đã có sự điều chỉnh để thích ứng với giai đoạn phát triển mới. Trong đó, kể cả đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn được chú trọng đổi mới về cơ cấu đào tạo hợp lý theo ngành nghề, cấp trình độ và nâng cao chất lượng để đáp ứng khả năng cạnh tranh không những trên thị trường lao động trong nước mà cả trên thị trường lao động quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w