C ơ cấu nội ngành
540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,
2.2.2. Thực trạng chủ trương chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội và Đông Anh
nhân lực của Hà Nội và Đông Anh
Đảng bộ, và chính quyền thành phố Hà Nội, cũng như Đảng bộ và chính quyền huyện Đông Anh coi giáo dục - đào tạo là một biện pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đông Anh và Thủ đô.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố thứ 13 và đề án giáo dục đào tạo đều nhấn mạnh coi đây là một biện pháp "Nòng cốt" để xây dựng các nhiệm vụ: "Đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao"; chú trọng các vấn đề:
• Tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ CMKT cao ở cấp đại học, trên đại học, phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế chủ đạo có hàm lượng tri thức cao, các ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao, ngành kinh tế mũi nhọn;
• Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khuyến học, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, gắn với quy hoạch cán bộ kế cận lâu dài;
• Phát triển quy mô đào tạo ở cả diện đại trà và mũi nhọn;
• Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo và kinh tế - xã hội của thủ đô.
• Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo, thực hiện công bằng xã hội đào tạo; * Đối với đào tạo nghề, các chủ trương của Thành uỷ là:
• Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề;
• Phát triển mạng lưới tạo nghề của thành phố, khắc phục bố trí không đồng đều giữa các quận, huyện
• Xây dựng mới các trường đào tạo nghề CNKT bậc cao với cơ cấu đa ngành nghề, có công nghệ hiện đại, có đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy ngang tầm khu vực và quốc tế. Tăng cường đào tạo CNKT lành nghề và lành nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động.
• Phát triển các trung tâm đào tạo nghề tại các huyện ngoại thành.
• Có cơ chế đầu tư, cơ chế huy động cơ sở vật chất, cơ chế đãi ngộ… để phát triển đào tạo nghề.
• Phát triển thêm các cơ sở đào tạo các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao theo yêu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo nghề để phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới.
• Phát triển quy mô đào tạo nghề ở các diện đại trà và mũi nhọn
• Thực hiện các giải pháp đồng bộ để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, dạy nghề.
Năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của thành phố đã đạt 40 -45%. Thành uỷ còn có các chương trình công tác riêng biệt chỉ đạo nội dung biện pháp tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của thủ đô Hà Nội.
Chương trình số 11-Ctr/TU về "nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển các ngành dịch vụ, chủ động hội nhập quốc tế" và chương trình số 13 - CTr - TU về "tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực" của Thành uỷ đã xác định:
- Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng để củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện quan hệ phân phối phù hợp với sự phát triển của lượng sản xuất và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để hình thành các quan hệ quản lý
và quan hệ phân phối mới phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, theo hướng khai thác ngày càng cao và có hiệu quả năng lực sản xuất.
- Phát triển nguồn nhân lực là động lực để thực hiện thành công xây dựng các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, y tế, giáo dục; xây dựng các ngành dịch vụ chất lượng cao: dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch thông thường; dịch vụ ngân hàng, tài chính thông thường; vận tải hành khách công cộng, cấp nước, dịch vụ ẩm thực…
Các chương trình công tác của Thành uỷ nhấn mạnh vào các vấn đề:
• Tăng cường và mở rộng các hình thức đào tạo, nhất là hình thức đào tạo tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
• Giành một phần ngân sách cho công tác đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng) thuộc các thành phần kinh tế.
• Phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ khoa học, công nghệ , các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, công nhân kỹ thuật.
• Chú trọng đào tạo một cách cơ bản, chính quy, theo từng chuyên ngành sâu, nắm bắt và am hiểu luật pháp, kỷ cương làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, không chỉ đối với các cán bộ quản lý hành chính Nhà nước mà đối với cả đội ngũ giám đốc, cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ tổ chức, tài chính ngân hàng.
• Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao, nhất là đối với lĩnh vực điện tử, tin học - công nghệ thông tin.
• Chăm lo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phấn đấu Hà Nội phảid di đầu trong đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao đất nước, trở thành một trung tâm đào tạo có uy tính ở khu vực.
Đào tạo nghề là nội dung quan trọng mà các chương trình công tác của Thành uỷ đặc biệt nhấn mạnh, nhằm tạo ra đội ngũ CNKT có tri thức, kỹ năng
tiên tiến và thành thạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phần kinh tế. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng CNKT lành nghề và lành nghề cao trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp làng nghề. Các chương trình công tác của Thành uỷ (chương trình số 11 - Ctr/TU…) đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm của đào tạo nghề cần phải triển khai thực hiện là:
• Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động.
• Khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đào tạo nghề;
• Đào tạo nghề phải đáp ứng cho các chương trình phát triển kinh tế của thành phố, cung ứng nhân lực CMKT cho các ngành công nghiệp chủ lực phát triển có tính đồng bộ, sử dụng các loại hình công nghiệp tiên tiến và loại hình công nghệ sử dụng nhiều lao động.
• Đào tạo nghề đáp ứng cho phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn, dịch vụ công cộng đô thị;
• Đào tạo nghề đáp ứng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, phát triển các làng nghề và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học (nuôi cấy mô, cấy truyền phôi bò sữa, công nghệ trồng rau, hoa trong nhà lưới…)
- Đối với ngoại thành
Thành phố đều đưa ra các chủ trương về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngoại thành nhằm đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các Nghị quyết Đại hội khoá XII, XIII đã xây dựng chương trình 06/CTr-TU, 05 - Ctr - TU, 12-CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành trong đó khẳng định chủ trương tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
• Xây dựng chính sách ưu tiên đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những vùng chuyển đất nông ngiệp đang phát triển đô thị và công nghiệp.
• Khuyến khích đào tạo nghề cho phát triển ngành nghề, phát triển dịch vụ nông thôn;
• Xây dựng các chính sách đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề mới;
• Khuyến khích doanh nhân, cơ sở sản xuất - kinh doanh đào tạo và thu hút lao động nông thôn;
• Lập quỹ hỗ trợ đào tạo, chuyển nghề…
• Thành lập quỹ khuyến nông để chủ động đầu tư cho các mô hình có hiệu quả, thúc đẩy đào tạo nhân lực và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất;
• Khuyến khích và kết hợp chặt chẽ với các Trung tâm khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học trong đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.
Cụ thể hơn, các đề án (15 - ĐA/TU) đã nhấn mạnh:
Đào tạo nhân lực nông thôn nhằm tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm lai tạo, tuyển chọn các giống cây, con mới có chất lượng cao và giá trị kinh tế lớn; công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học trong việc tạo và nhân nhanh cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, đảm bảo cho sản phẩm sạch an toàn trong sản xuất và bảo quản chế biến nông sản.
Đào tạo nhân lực nông thôn cho đáp ứng mở rộng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản chế biến nông sản, lâm sản như thịt, rau quả… để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị nông sản; công nghệ áp dụng tại các Liên hiệp chế biến thực phẩm hiện đại sẽ xây
dựng, công nghệ dây chuyền giết mổ và chế biến thịt gà, bò, lợn, công nghệ chế biến rau quả.
Phát triển nhân lực nông thôn cung ứng cho các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung (Vĩnh Tuy, Phú Thuỵ, Ninh Hiệp, Cầu Giấy, Từ Liêm, Ngọc Hồi, Cầu Bươu), khu làng nghề tập trung (Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Tân Triều, Liên Hà, Vân Hà, Xuân Phương, Hữu hoà Vạn Phúc, Ninh Hiệp, Đình Xuyên), khu công nghệ cao về chế biến nông nghiệp và chế biến nông sản.
Đào tạo nhân lực cho phát triển các vùng sản xuất hàng hoá trang trại gắn với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch. Cung ứng dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ cho nông dân các trang trại sản xuất hàng hoá tập trung ở Từ Liêm, Đông Anh; sản xuất rau an toàn tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; cây ăn quả tập trung ở Sóc Sơn; chăn nuôi bò sữa tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; chăn nuôi lợn nạc tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; Thuỷ sản tập trung ở Thanh Trì và vùng trũng ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn.
Để thực hiện được các chủ trương đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngoại thành cho các chương trình phát triển kinh tế, cácgiải pháp chính được thành phố đưa ra là:
• Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên ngành nông nghiệp và nông dân được tham quan học tập kinh nghiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài.
• Tăng cường đào tạo nghề cho lớp trẻ ở nông thôn; đầu tư các trung tâm dậy nghề ở các huyện đủ mạnh. Có chính sách đào tạo nghề cho người lao động khi bị thu hồi đất phục vụ công nghiệp hóa, dô thị hoá.
• Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, hợp tác xã và các chủ doanh nghiệp.