C ơ cấu nội ngành
540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,
3.2.1. Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực
huyện Đông Anh giai đoạn 2006 - 2010
3.2.1. Quan điểm cần quán triệt trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng các hệ thống chính sách quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Chính sách kinh tế - xã hội là một tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề (đặt ra cho chính sách) nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước.
Cấu trúc của một chính sách gồm có: Mục tiêu của chính sách; các nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách; các phân hệ chính sách; các giải pháp và các công cụ của chính sách.
Là công cụ quan trọng nhất các chính sách có chức năng điều tiết; chức năng tạo tiền đề cho phát triển; chức năng khuyến khích sự phát triển.
Để thực hiện các chức năng trên, các chính sách phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây: Nội dung chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn vững vàng (điều này đòi hỏi phải khắc phục tính chủ quan duy ý chí); chính sách phải quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện các mục tiêu chính trị của Đảng; chính sách phải bảo đảm tính đồng bộ hệ thống, chính sách phải phù hợp với nguyện vọng, ý chí của nhân dân, đó là cơ sở để nó đi vào cuộc sống; chính sách phải bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao; chính sách cần được thường xuyên xem xét để hoàn thiện.
Vận dụng vào thực tiễn, hệ thống các chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một Huyện ngoại thành như Đông Anh cần quán triệt các yêu cầu cụ thể sau:
a. Hệ thống chính sách, biện pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải xuất từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện đời sống của nhân dân trong huyện
Đông Anh là huyện ngoại thành, trong những năm tới (2006 - 2010) đô thị hoá rất mạnh. Đất đai nông nghiệp, bị Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng cho xây dựng công nghiệp và hình thành của đô thị mới.
Hiện nay, về mặt kinh tế đã có thể chia Đông Anh thành 3 khu vực: khu vực phát triển nông nghiệp; khu vực phát triển các ngành nghề; khu vực đô thị hoá nhanh. 5 năm tới biên giới và khu vực kinh tế trên thay đổi mạnh. Khu vực nông nghiệp từ 14 xã (trong tổng số 24 xã) đến năm 2010 chỉ còn 4 xã. Sản xuất nông nghiệp ở các xã này cũng thay đổi tính chất: từ nông nghiệp truyền thống chuyển sang nông nghiệp đô thị. Nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông nghiệp sạch, phục vụ yêu cầu rau, hoa quả, thực phẩm cho thủ đô. Khu vực ngành nghề truyền thống tuy không được mở rộng, nhưng công nghệ, quy mô sản xuất được đổi mới, quan hệ thị trường được mở rộng. Khu vực đô thị hoá nhanh được mở rộng tới 8 xã và thị trấn, đến năm 2010 tăng lên 18 xã và thị trấn. Trong khu vực này có tới 6 khu công nghiệp tập trung ngành nghề công nghiệp rất đa dạng. Khu Công nghiệp tập trung Đông Anh cũ với khoảng 10 ngàn lao động ở các nghề: cơ khí, điện điện tử, may mặc, thiết bị quang học… Khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long với 30 -40 ngàn lao động ở các ngành chế tạo máy, điện tử, ô tô… Khu CNTT Tây đường Thăng Long với 4-5 ngàn lao động ở các ngành vật liệu xây dựng, cấu kiện thép… khu CN tây đường sắt 4-5 ngàn lao động ở các ngành kim khí, may mặc, chế biến thức ăn gia súc… Khu CNTT Đông Cổ Loa với 7 - 8 ngàn lao động ở các nghề điện tử, xe máy, phụ tùng ô tô… khu CNTT Đông Hội với 10 ngàn lao động ở các ngành dệt may, chế biến thực phẩm… khu vực này còn có 3 khu đô thị lớn: Khu đô thị Bắc Thăng Long; khu đô thị Huyện lỵ Đông Anh; khu đô thị Cổ Loa. Ngoài ra còn có hàng loạt thị tứ và các khu thương mại du lịch tập trung.
Sự phát triển kinh tế rất đa dạng của Đông Anh đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động với nhiều ngành nghề khác nhau theo 3 hướng công nghiệp nông
nghiệp, dịch vụ. Nội dung đào tạo phải theo kịp sự phát triển tiến bộ công nghệ và yêu cầu của thị trường.
Theo yêu cầu của quá trình đô thị hoá nhanh nên tốc độ thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhanh, quy mô lớn. Hàng chục ngàn lao động sẽ phải từ bỏ nghề nông nghiệp (vì mất tư liệu sản xuất quan trọng nhất). Vấn đề là phải có các ngành nghề mới cho số lao động này. Đây là, nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng để ổn định và phát triển huyện. Nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở đây khác với nhiều địa phương khác, là phải đáp ứng trong thời gian ngắn yêu cầu đổi mới nghề nghiệp và việc làm, bảo đảm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong Huyện. Có thể nói, đây là đặc điểm quan trọng, cũng là yêu cầu bức thiết nhất chi phối công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của huyện trong 5 năm tới.
Đặc điểm này đòi hỏi công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và đặc biệt phải gắn với quy hoạch, kế hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kế hoạch hình thức, tổ chức, quy mô, nội dung đào tạo… phải tương xứng và đi trước việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phù hợp với điều kiện của nhân dân các vùng bị thu hồi đất.
b. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải được xây dựng có căn cứ, hệ thống, nội dung phải toàn diện
Trước hết, mục tiêu của hệ thống chính sách phải rõ ràng, cụ thể.
Nói chung nhất thì việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực là phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá. Vấn đề là phải cụ thể hoá mục tiêu đó thành hệ thống các mục tiêu cụ thể. Để có thể lên được kế hoạch đào tạo các hướng phát triển chủ yếu; quy mô, trình độ phát triển của từng ngành sản xuất, dịch vụ; Bố trí không gian của sản xuất dịch vụ; xác định nhu cầu lao động của từng ngành, từng vùng về số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ… và yêu cầu cung cấp lao động theo thời gian.
Các nguyên tắc, cơ chế thực thi mục tiêu là bộ phận quan trọng. Mọi người đều dễ dàng nhất từ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực có chất lượng cao; từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo phát triển. Nhưng nhu cầu đào tạo thì lớn, điều kiện, khả năng thì có hạn. Vì vậy, phải có nguyên tắc, cơ chế huy động các nguồn lực cho đào tạo phát triển. Thí dụ: đào tạo giải quyết việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất bằng cách giao tiền cho người lao động đã đúng chưa? bởi lẽ cho tiền, dân chúng tiêu phí cả, nghề thì chưa học được. Đây là chưa kể chi cho mỗi lao động 4 triệu đồng, số tiền ấy quá nhỏ đối với việc học được một nghề mới.
Từ việc phê phán việc cáp tiền trực tiếp cho người lao động có ý kiến lại đề nghị chuyển số tiền đó cho các trường đào tạo. Những lao động muốn học nghề phải đến trường học tập nghiêm túc, bài bản. Tuy nhiên, số lao động ở các vùng mất đất rất lớn, đa dạng không phải ai cũng tới được các trường học nghề cùng rất nhiều lý do. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo thì rất đa dạng theo nghề nghiệp, theo trình độ, khả năng các trường không thể đáp ứng được đầy đủ.
Do vậy, theo chúng tôi các chính sách đào tạo phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Kế hoạch đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc triển khai kế hoạch đào tạo phải đi trước một vài bước so với kế hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.
- Phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức, đào tạo tập trung tại chức, dài hạn, ngắn hạn; tại trường khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào đào tạo nghề có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, nhất là kiểm tra chất lượng đào tạo.
- Đa dạng hoá các biện pháp thu hút các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo. Trong đó Nhà nước phải đầu tư xứng đáng cho đào tạo trên cơ sở quan điểm đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, là quốc ssách hàng đầu.
Biện pháp các công cụ thực thi chính sách đúng đắn cơ sở bảo đảm để chính sách đi vào cuộc sống. Biện pháp phải toàn diện; công cụ phải được sử dụng đồng bộ. Toàn bộ công tác đào tạo phát triển phải được quan tâm sâu sắc, sự quản lý chặt chẽ, cụ thể của Đảng bộ và các cấp chính quyền: trước tiên, là khâu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đào tạo phát triển, và giải quyết việc làm không đồng bộ gây nên tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân là do các khâu kế hoạch thiếu đồng bộ. Tiếp đến là khâu tổ chức thực hiện, không thể thiếu vai trò của chính quyền trên hai hướng: Một là, quy định các cơ chế thích hợp. Hai là, trực tiếp tổ chức các quá trình đào tạo phát triển.
c. Phải bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao cho mỗi quá trình đào tạo.
Hiệu quả kinh tế xã hội cao, đòi hỏi mỗi quá trình đào tạo phát triển phải:
• Đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng cho quá trình phát triển về kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Yêu cầu này đòi hỏi phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu số lượng, cơ cấu, thời gian cho các ngành nghề, các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển. Yêu cầu này thực hiện không dễ dàng. Bởi nhiên lẽ, nguồn nhân lực đầu vào của các quá trình đào tạo rất đa dạng, trên nhiều tiêu thức khác nhau, lại có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Nhu cầu cung cấp nhân lực cho các ngành, các cơ sở lại rất nhiều chủng loại ngành nghề, thời gian cung cấp rất khác nhau. Việc tổ chức quá trình đào tạo lại có những yêu cầu, điều kiện nhất định. Phối hợp một lúc 3 loại yêu cầu trên không đơn giản.
Yêu cầu này đòi hỏi phải bảo đảm chất lượng cao cho các quá trình đào tạo, mỗi một học viên sau khi tốt nghiệp phải trở thành một công nhân, cán bộ quản lý… các kiến thức, kỹ năng có bản lĩnh, phẩm chất tốt, có thể đáp ứng ngay yêu cầu của cơ sở sử dụng. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo dài hạn hay ngắn hạn, dưới hình thức tổ chức nào cũng phải có chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu của thị trường lao động; có đội ngũ thày giáo giỏi, có hệ thống
trường, lớp, phương tiện, môi trường đào tạo có chất lượng. Muốn vậy, phải đầu tư xứng đáng cho các quá trình, các cơ sở đào tạo.
Hiệu quả đào tạo phải gắn liền với lợi ích của các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải có thu nhập và có tích luỹ tương xứng với kết quả đào tạo của họ. Từ đó, thu hút được các nguồn tài chính đầu tư vào dịch vụ đào tạo.
Trong những năm tới nhu cầu đào tạo nhân lực của Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng là rất lớn. Đặc biệt là với khu vực đô thị hoá nhanh. ở đây, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân mất đất là vấn đề sống còn. Đào tạo để nông dân chuyển nghề mới ở tầm 95.000 người trong đầu năm là nhiệm vụ to lớn.
Do đó, bên cạnh các quan điểm chung, Đông Anh cần lưu ý các yêu cầu sau:
Một là, Bảo đảm để đại đa số dân cư các vùng bị thu hồi đất được
chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm.
Đây là quan điểm xuất phát từ tự phát huy và kế tục trong những hoàn cảnh của Việt Nam. Trước cách mạng Tháng tám, khẩu hiệu "Người cày có ruộng" đã trở thành một trong những động lực quan trọng có sức hiệu triệu hàng triệu người nông dân tham gia cách mạng giành chính quyền. Trong cải cách ruộng đất những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ trước, chủ trương "Đưa ruộng đất về cho dân cày" đã tạo điều kiện để hàng chục triệu lao động nông nghiệp được sở hữu một loại tư liệu sản xuất không có gì có thể thay thế đó để tiến hành sản xuất nuôi sống mình và đóng góp cho xã hội. Từ năm 1980 đến nay, Nhà nước thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp không thu tiền cho các hộ nông dân mà về thực chất đây là sự bảo đảm quý hơn vàng để nông dân có công ăn việc làm, đời sống ổn định. Đến nay, khi tiến hành công nghiệp, trên qui mô lớn. Nhà nước buộc phải thực hiện việc thu hồi đất đã giao cho hộ nông dân tại một số vùng, không thể để những nông dân thất nghiệp mà họ phải được đền bù bằng công việc mới làm cho cuộc sống được cải thiện hơn từ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây là điểm khác
nhau cơ bản của quá trình công nghiệp hóa Việt Nam hiện nay với quá trình công nghiệp hóa trước đây của các nước phương tây.
Hai là, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư vùng bị
thu hồi đất được tổ chức và có hình thức thích hợp với trình độ phát triển của nguồn nhân lực ở đây.
Lao động nông nghiệp Việt Nam nói chung và huyện Đông Anh nói riêng mặc dù đã tạo ra những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng nguồn lực ở đây đang tồn tại nhiều bất lợi thế trong phát triển nói chung và trong chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm khi bị thu hồi đất nói riêng, cụ thể là:
- Trình độ văn hóa chưa cao. Mặc dù Đông Anh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2000, nhưng tới năm 2005 tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn.
- Ý thức kỷ luật lao động thấp. Do sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong lao động của vùng có truyền thống nông nghiệp lâu đời nên phần lớn người lao động của tỉnh Bắc Ninh vẫn lưu giữ những nề nếp của nền sản xuất nông nghiệp, trang bị kỹ thuật thấp so với công nghiệp. Những nề nếp này tuy có những ưu điểm đối với sản xuất của hộ nông dân, nhưng sẽ tạo nhiều trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, và càng trở ngại hơn khi phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho những nông dân chuyển sang lao động trong những ngành nghề công nghiệp, nơi lao động tập trung được trang bị kỹ thuật cao, có sự phân công và hợp tác lao động tỷ mỷ, đòi hỏi phải có ý thức, tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
- Chậm thích ứng với chuyển đổi. Mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang là ngành sản xuất đưa lại thu nhập thấp cho nông dân Đông Anh nhưng ngoại trừ một tỷ lệ thấp trong số họ đã rời bỏ quê hương, đồng ruộng để làm ăn, sinh sống tại các khu vực đô thị trong còn phần đông trong tổng dân của Huyện tại khu vực nông thôn đều thích ứng nhiều đối với sự ổn định trong
nông nghiệp hơn là phải chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm sang công nghiệp.
- Mới chỉ thấy lợi ích ngắn hạn, tại chỗ. Do đời sống hiện tại đang còn