46 Hương Bằng –Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà nản,
3.3. Một số kiến nghị khác
Luật Tố tụng hành chính 2010 vừa được Quốc hội thông qua đã tạo cơ chế khá
chặt chẽ đảm bảo cho việc thi hành các phán quyết của Tòa án hành chính. Điều này thể hiện từ việc người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án, đến vai trò quản lý nhà nước và thi hành án hành chính, quyền đôn đốc thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, vai trò chỉ đạo thi hành án của cấp trên trực tiếp đối với người phải thi hành án và vai trò kiểm sát việc thi hành án của Viện kiểm sát nhân dân…
Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn các quy định về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước và quần chúng nhân dân để thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hành chính và trách nhiệm trong chấp hành pháp luật thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hành chính.
Hai là, cần nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử đối với các vụ án hành chính, xét xử công tâm, vô tư khách quan thể hiện tính thuyết phục cao nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định được thực thi trên thực tế. Trường hợp bản án, quyết định hành chính của Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan hành chính thì cần tuyên rõ ràng khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án hành chính phải tống đạt các bản án quyết định do mình xét xử, kịp thời bảo đảm thời gian cho các bên thực hiện quyền kháng cáo kháng nghị của mình.
Ba là, tăng cường công tác kiểm sát thi hành án đối với đối tượng phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi các bản án, quyết định của Tòa án hành chính nhằm đảm bảo cho việc thi hành án kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
ốn là, đề nghị xem xét truy tố đối với hành vi cố tình không chấp hành bản án của Tòa án theo quy định tại điều 305 bộ luật hình sự. Nhưng nhất thiết cần phải nêu cao vấn đề giám sát của cơ quản lý cấp trên. Chẳng hạn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản gắn liền đất, khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không chấp hành không chấp giấy cho người dân theo phán quyết của Tòa thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải yêu cầu thực hiện. Nếu Chủ tịch tỉnh thua kiện nhưng không thi hành án thì Chính phủ yêu cầu thực hiện, còn đối với trường hợp cấp dưới vẫn cố tình không chấp hành thì cấp trên tùy mức độ mà xử lý kỷ luật.
Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn
KẾT LUẬN
Việc thành lập Tòa án hành chính đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính nhà nước, buộc các cơ quan nhà nước phải tự nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm, làm cho các cơ quan quản lý hành chính phải thận trọng, cân nhắt hơn khi ban hành một quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.
Trong bối cảnh đó, công tác thi hành án hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua thi hành án hành chính, những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết vụ án được đảm bảo, góp phần củng cố niềm tin đối với việc giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tư pháp. Thi hành nghiêm chỉnh các bản án hành chính có ý nghĩa quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như hiệu lực của các quyết định hành chính, hành vi hành chính hợp pháp, góp phần quan trọng trong xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân, tin tưởng vào hiệu lực pháp luật và vai trò của Tòa án nhân dân. Những hạn chế, bất cập của việc thi hành án hành chính nói riêng cũng như các hạn chế khác của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 trước đây nói chung đã làm giảm hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân, gây trở ngại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giớ (WTO) thì việc pháp điển hóa các quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam là rất cần thiết. Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ: “mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”. Đồng thời yêu cầu: “ xây dựng cơ chế đảm bảo cho mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật pháp luật được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Luật Tố tụng hành chính, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 đã bổ sung những quy định cụ thể về công tác thi hành án hành chính như về trách nhiệm của người phải thi hành án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như đôn đốc, kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính, đã bước đầu khắc phục những tồn tại, vướng mắc
Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn
trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm hiệu quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế.
Nội dung đề tài “Thi hành án hành chính - lý luận và thực tiễn” đã được người viết thực hiện nhằm làm sáng tỏa những vấn đề về pháp luật thi hành án hành chính ở nước ta hiện nay, Trên cơ sở tiến hành phân tích thực trạng công tác thi hành án hành chính, qua đó người viết cũng đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án hành chính. Những kiến nghị ấy chủ yếu được đề xuất nhằm giải quyết những khó khăn khách quan, những bất cập về cơ chế, quy định của pháp luật nói chung ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án. Tuy nhiên, bản thân những quy định về thi hành án vẫn còn những bất cập mà luật quy định chưa chặt chẽ, Mặt khác nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, chất lượng đội ngũ thẩm phán hành chính, tăng cường cơ sở vật chất cũng như đội ngũ Chấp hành viên, xây dựng cơ quan thi hành án chuyên trách để phục vụ thi hành án hành chính đạt hiệu quả cao./.
Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn