THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 33 - 34)

PHÁP HOÀN THIỆN THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH

3.1.Thực trạng thi hành án hành chính

Điều 74 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có quy định, Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó quy định này dẫn đến có quá nhiều đầu mối cùng có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thi hành các bản án, quyết định hành chính, nhưng lại không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp cũng chưa quy định trách nhiệm trong vấn đề này, cũng chưa quy định giao cho cơ quan chuyên môn nào làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án hành chính.

Theo Điều 7 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của luật, có thể nói Luật Tố tụng hành chính ra đời góp phần giải quyết những bất cập và hạn chế của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính đó là mở rộng thẩm quyền Tòa án hành chính, giao cho cơ quan thi hành án dân sự quản lý thi hành án hành chính, quyền của người dân được nâng lên là được quyền khởi kiện cơ quan nhà nước nếu họ xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình.

Tuy nhiên Luật Tố tụng hành chính vẫn chưa giải quyết được niềm mong mỏi của người dân, vì đặc thù của thi hành án hành chính là liên quan đến người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước nên người dân không dám kiện họ, mà có kiện cơ hội thắng không cao, ngược lại họ thua kiện và cố tình không thi hành án, không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra thì cơ quan nào sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Vì vậy dẫn đến nhiều bản án của Tòa án mặt dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực thi trên thực tế.

Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn 3.2. Hạn chế trong thi hành án hành chính

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp từ năm 1996 đến năm 2010, các cơ quan thi hành án của 58/63 tỉnh, thành phố nhận được 2.168 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án chuyển giao; số đơn yêu cầu thi hành bản án hành chính là 74 đơn; cơ quan thi hành án thụ lý ra quyết định thi hành 2.738 việc, đã tổ chức thi hành xong 2.667 việc, còn tồn động 71 việc44

. số vụ việc còn tồn đọng chủ yếu là hoàn trả án phí hành chính cơ quan thi hành án đã báo gọi nhiều lần nhưng đương sự không tới nhận, Ủy ban nhân dân là bên phải thi hành án bồi thường với số tiền lớn, chưa có diều kiện thi hành hoặc là người bị kiện còn trì hoản chưa chấp hành nghiêm túc bản án, quyết định của Tòa án.

Để thấy rõ những mặt hạn chế trong thi hành án hành chính nêu trên người viết xin đưa một số vụ án xảy ra trên thực tế, cụ thể như sau:

Vụ kiện thứ nhất 45.

Ngày 10-2-2012, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xét xử phúc thẩm (Bản án số 01/2012/HC-PT) vụ án hành chính: " hởi kiện quyết định hành chính trong việc cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Người khởi kiện: ông Lê Đăng Hà, Lê Đăng Giảng (trú tại Hà Nội), Người bị kiện: Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung vụ kiện như sau:

Cha của các ông Hà, Giảng là cụ Lê Đăng Gơ có 10 người con. Khi mất cụ có di chúc để lại khối gia sản gồm 5 gian nhà trên diện tích đất 753m2 tại xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) cho các ông Thiện, Hà và bà Dung. Tuy nhiên, từ năm 1985, trên sổ địa chính, Ủy ban nhân dân xã Hoằng Đạt đã tự thay tên chủ sở hữu từ cụ Gơ sang ông Thiện.

Năm 1994, Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa lại cấp đất này cho con gái ông Thiện là cô Lê Thị Oanh (đang ở nhờ). Năm 2001, Ủy ban nhân dân Hoằng Hóa chuyển cấp đất này cho ông Thiện (trong khi trên sổ địa chính lại mang tên bà Lê Thị Miên). Năm 2006 Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Hóa cấp lại sổ đỏ mang tên ông Lê Đăng Thiện và bà Lê Thị Miên. Tại bản án hành chính phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên giữ nguyên nội dung Quyết định của án sơ thẩm, tuyên hủy một phần quyết định 1485/QĐ-UB ngày 11-10-2006 của Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ ông Lê Đăng Thiện và bà Lê Thị Miên

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)