Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 37 - 40)

46 Hương Bằng –Thi hành án hành chính: Đừng thấy khó mà nản,

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính

Chất lượng và hiệu quả của thi hành án nói chung phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng xét xử của Tòa án, vì vậy bên cạnh đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án hành chính thì cũng phải chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án hành

Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn

chính, đảm bảo xét xử công tâm, vô tư, khách quan, thể hiện tính thuyết phục cao nhằm bảo đảm cho bản án quyết định được thực thi trên thực tế.

Thứ nhất: Tòa án hành chính phải đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án được tuyên rõ ràng.

Trong trường hợp bản án, quyết định hành chính của Tòa án tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan hành chính thì cần“tuyên r ràng khi bản án có hiệu lực pháp luật thì quyết định hành chính đương nhiên bị hủy”.

Trong trường hợp bác yêu cầu người khởi kiện, hiện đang có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này47. Một bên cho rằng phải tuyên thêm nội dung “giữ nguyên quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện trong vụ án đó” mới đảm bảo tính đầy đủ của sự kiện; còn một bên thì cho là không cần thiết. Theo người viết, không cần thiết phải tuyên thêm như vậy bởi khi Tòa án đã tuyên bác yêu cầu đòi hủy quyết định bị khiếu kiện thì quyết định này vẫn mặc nhiên có hiệu lực mà không cần lệ thuộc vào nội dung của bản án. Hơn nữa, thực tế có những trường hợp quyết định hành chính bị kiện có nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác ngoài người khởi kiện.

Nếu bản án tuyên bác yêu cầu của người này rồi lại tuyên thêm nội dung “giữ nguyên quyết định hành chính” sẽ gây ảnh hưởng những người còn lại. Họ không phải là đương sự của vụ án sẽ bị mất quyền khiếu nại vì không được phép khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đồng thời bị mất quyền khởi kiện nếu việc khiếu nại của họ vẫn còn thời hiện theo quy định. Đồng thời, khi tuyên hủy quyết định hành chính, nếu có liên quan đến tài sản thì cần tuyên rõ về cách xử lý tài sản đó để cơ quan thi hành án dễ dàng thi hành.

Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có nhiều sai xót, bị sức ép nhiều mặt, tình trạng sửa và hủy án ngày càng nhiều, do sự phức tạp của vụ án, do Thẩm phán trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng kỷ năng xét xử án hành chính, do đó dẫn đến nhiều vụ xử sai, đồng thời với sức ép tâm lý căng thẳng e ngại, nên sợ cơ quan hành chính ngang cấp. Do đó, dẫn đến lúng túng, bị động và phán quyết không khách quan. Vì vậy, để Tòa án hành chính hoạt động xét xử có hiệu quả thì Tòa án cấp huyện xử các khiếu kiện đối với cấp xã, Tòa án cấp tỉnh xử các loại khiếu kiện ở cấp huyện, Tòa án tối cao xử cấp tỉnh làm như vậy góp phần hạn chế sai sót và nâng cao hiệu quả của thi hành án hành chính trên thực tế.

Thứ hai: Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án hành chính cũng như thi hành án hành chính.

47

Hoàng Yến (2010), “Ánh hành chính vẫn khó gặm”, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (số ra ngày 02/5/2002).

Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn

Thời hạn gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính tại Điều 142 quy định: “Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án c ng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát nhân dân c ng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân phải trả lại hồ sơ vụ án của Tòa án”. Thời gian ngắn như thế này không đảm bảo thời gian để Viện kiểm sát nhân dân nghiên cứu hồ sơ phục vụ công tác kiểm sát lập hồ sơ của Tòa án, xác định việc lập hồ sơ của Tòa án đã đầy đủ chưa để yêu cầu Tòa án thu nhập, xác minh bổ sung chứng cứ làm rõ căn cứ khởi kiện, căn cứ của các hành vi hành chính, quyết định hành chính bị khởi kiện.

Vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng kéo dài thời gian nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo thực hiên được nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát. Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm sát thi hành án của Viện kiểm sát nhân dân đối với đối tượng phải thi hành án là cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức có thẩm quyền. Việc thi hành án hành chính này cần phải được thực hiện kịp thời, nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. Do đó vai trò Viện kiểm sát là đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sát và xử lý đối với các trường hợp vi phạm là các cơ quan, tổ chức, cá nhân công quyền . Ngoài việc có thể kiến nghị các cơ quan hành chính cấp trên, đôn đốc, nhắc nhở, xem xét kỷ luật, xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm, Viện kiểm sát nhân dân có thể được trao quyền xem xét, khởi tố đối với hành vi cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, theo quy định tại điều 305 của Bộ luật Hình sự hiện hành với tội danh Cố tình không thi hành án như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

Thứ ba: Cần tăng thêm thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định những bản án quyết định của Tòa án liên quan đến vấn đề tài sản thì thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và chịu trách nhiệm trước chính phủ vì vậy trong thi hành án hành chính cần tăng thêm quyền cho cơ quan thi hành án dân sự không chỉ thi hành các bản án có liên quan đến tài sản mà nên giao toàn bộ tất cả nội dung trong bản án, quyết định hành chính không riêng gì phần tài sản.

Thứ tư: Nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cần mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ, nhân viên, chấp hành viên, qua đó họ sẽ ý thức có trách nhiệm trong thi hành án.

Thứ n m: Nâng cao ý thức pháp luật của người dân về hoạt động xét xử án hành chính. Hiện nay tâm lý của người dân còn e ngại khởi kiện ra Tòa án hành chính bởi vì họ sợ các cơ quan Nhà nước bên vực lẫn nhau,vì vậy để nâng cao ý thức pháp luật của người dân về hoạt động xét xử án hành chính thì trước hết hệ thống pháp luật về tố tụng hành

Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn

chính phải hoàn thiện, đảm bảo mở rộng quyền và điều kiện khởi kiện cho người dân, quá trình tố tụng phải công khai, minh mạch. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân giải thích cho họ rằng họ là một bên có quyền trong quan hệ quản lý hành chính Nhà nước và pháp luật có cơ chế đảm bảo cho họ thực hiện quyền đó một trong những cơ chế đó chính là họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra trước Tòa án. Bên cạnh đó trình độ dân trí người dân còn thấp, chưa am hiểu pháp luật, vì vậy khi người dân đến Tòa án khởi kiện vụ án hành chính, nếu vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án không thụ lý đơn, đồng thời phải giải thích và hướng dẫn cho họ biết về thủ tục khởi kiện, quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với người khởi kiện, việc hướng dẫn giải thích pháp luật phải thực hiện đúng, chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)