Điểm h, Khoản 1, Điều 243 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 25 - 30)

Cục thi hành án Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục thi hành án tỉnh) là cơ quan thuộc Tổng cục thi hành án, quản lý và trực tiếp thi hành án ở địa phương theo thẩm quyền.

Cục thi hành án cấp tỉnh có Phòng thi hành án dân sự, Phòng thi hành án hành chính, Phòng quản lý thi hành án hình sự ngoài phạt tù và các bộ phận khác.

Chi cục thi hành án huyện, quận , thị xã thuộc tỉnh( gọi là chi cụ thi hành án cấp huyện) là cơ quan thuộc cục thi hành án cấp tỉnh, quản lý công tác thi hành án trên địa bàn và trực tiếp thi hành án theo thẩm quyền. Cục thi hành án cấp huyện có Đội thi hành án dân sự, hình sự, và Đội thi hành án liên xã phường. Chi cục thi hành án cấp huyện có, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Chấp hành viên và một số chức danh khác.

Bên cạnh đó còn có chấp hành viên Điều 20 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định “ hi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức kh e, danh dự, nhân phẩm và uy tính”. Ngoài ra trong thi hành án dân sự, tính chủ động của chấp hành viên trong lúc tổ chức thi hành án rất cao. Căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào quy định của pháp luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên lựa chọn cách thức thi hành án. Dựa vào sự tự nguyện của các bên đương sự, nếu các bên không tự nguyện thi hành, Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thi hành triệt để bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nói đến vấn thi hành án hành chính thì Chấp hành viên không dể gì tiến hành cưỡng chế được vì đặc thù của thi hành án hành chính liên quan đến cơ quan nhà nước mà các cơ quan này hoạt động bằng ngân sách nhà nước thì làm sao cưỡng chế được, Vì vậy vấn đề cưỡng chế thi hành án hành chính phức tạp hơn so với thi hành án dân sự, hình sự.

Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ án hành chính thay đổi. Luật Tố tụng hành chính xác định rõ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, bỏ chức năng khởi tố vụ án hành chính. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên Tòa, phiên họp của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Điều 248 Luật tố tụng hành chính quy định:

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó còn có người được thi hành án và người phải thi hành án”.

2.5. Th tục thi hành hành chính

2.5.1. Giải thích bản án quyết định c Tò án

Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án có thể xem là bước quan trọng nhất trong quá trình thực hiện thi hành bản án. Vì qua việc giải thích đó giúp cho người phải thi hành án hiểu rõ những gì trong bản án để thi hành. Đồng thời người được thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành án và hiểu rõ những ghi nhận trong bản án, quyết định để thi hành.

Theo điều 242 Luật Tố tụng hành chính quy định việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án thì:

Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản với Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 241 giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

Thẩm phán là Chủ tọa phiên Tòa, phiên họp có trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Tòa án. Trong trường hợp họ không còn là thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích bằng bản án, quyết định của Tòa án. Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào bản án, quyết định, biên bản phiên tòa và biên bản nghị án.

Việc giải thích phải được thể hiện bằng văn bản. Thời hạn giải thích là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bằng văn bản yêu cầu. Sau đó, Tòa án phải có văn bản giải thích và gửi cho các nhân, cơ quan, tổ chức đã được cấp, gửi bản án, quyết định trước đó.

2.5.2. Đôn đốc thi hành án

Điều 244 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định giao việc theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính cho cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với các trường hợp mà bản án, quyết định của Tòa án đã hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính, quyết định khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, tuyên bố hành vi hành chính đã thực hiện hoặc hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trái pháp luật , nếu người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì trong thời hạn 15 ngày,

kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản, người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để đề nghị đôn đốc việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự đôn đốc người phải thi hành án và thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án.

Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi, quản lý việc thi hành án của người được thi hành án. Người được thi hành án có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự bản sao bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan để chứng minh đã có đơn đề nghị hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình không thi hành án.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của bản án, quyết định của Tòa án.

2.6. Quản lý nhà nƣ c về thi hành án hành chính

Điều 74, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 quy định:

“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước.

2. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo d i, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, thì t y thèo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định như thế cho thấy công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính, và thủ tục giải quyết vụ án hành chính còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về thi hành án hành chính và hướng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình tiến hành thi hành các vụ án hành chính. Mặc dù Pháp lệnh có quy định Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính, song lại chưa quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc gửi bản án, quyết định, hoặc thông báo kiến nghị cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp sau khi giải quyết án hành chính liên quan đến các cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý cơ quan này. Quy định này dẫn đến có quá nhiều đầu mối

cùng có trách nhiệm giám sát theo dõi việc thi hành án các bản án, quyết định hành chính, nhưng lại không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước

Việc quản lý án hành chính chỉ được thực hiện đối với các việc thi hành các nội dung về phần tài sản do cơ quan Thi hành án thi hành và được thực hiện theo quy định chung về quản lý thi hành án dân sự. Vì vậy, công tác quản lý thi hành án hành chính trước khi có Luật Tố tụng hành chính là công tác quản lý thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án hành chính.

Điều 246 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ quyền hạn sau đây.

a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hành chính.

b)Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo,bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính.

d)Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án hành chính. đ) Báo cáo chính phủ về công tác thi hành án hành chính.

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ là “chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”.

2.7. Kiểm sát việc thi hành bản án quyết định c Tò án

Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì việc theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính được giao cho cơ quan thi hành án dân sự; quy định rõ vai trò chỉ đạo thi hành án của cấp trên trực tiếp đối với người phải thi hành án và vai trò Kiểm sát thi hành án hành chính của Viện kiểm sát, cụ thể tại Điều 248 Luật Tố tụng hành chính 2010:

“Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luât của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án , quyết định của Tòa án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, đầy đủ đ ng pháp luật.

Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án”.

Luật Tố tụng hành chính so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây đã dành một điều khoản riêng quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động thi hành án hành chính. Tuy nhiên, việc quy định này mới dừng lại ở mức trao quyền kiến nghị cho Viện kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan,cá nhân phải thi hành án và cơ quan cấp trên trực tiếp để bảo đảm việc thi hành án nghiêm túc, đúng pháp luật và hiệu quả. Trong thực tế, hoạt động thi hành án hành chính luôn là hoạt động mang tính phức tạp, khó khăn, đòi hỏi có sự tuân thủ tuyệt đối, tự giác của cả bên được thi hành án và bên phải thi hành án hành chính, đặc biệt là bên phải thi hành án là cơ quan hành chính hay cán bộ, công chức có thẩm quyền.

Mặt khác, luật quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan tổ chức có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án để có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án, nhưng không có quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc gửi bản án, quyết định hoặc thông báo, kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

2.8. Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính

Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành dân sự phải có văn bản đôn đốc người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo nội dung của bản án, quyết định của Tòa án42. Đồng thời, hết thời hạn 30 ngày, nhưng người phải thi hành án, không thi hành án, không thông báo kết quả thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để biết xem xét, chỉ đạo việc thi hành án và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi cho cơ quan thi hành dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên để theo dõi, giúp đỡ cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án chỉ đạo việc thi hành án43.

42

Khoản 4 Điều 244 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.

Một phần của tài liệu thi hành án hành chính lý luận và thực tiển (Trang 25 - 30)