Luật quy định như vậy, nhưng đôn đốc rồi mà người thi hành án vẫn chây ỳ thì sao? Trình tự thủ tục, thẩm quyền tiếp theo của cơ quan thi hành án là gì? Để bản án quyết định của Tòa án hành chính được thi hành trên thực tế thì cần có biện pháp đảm bảo cưỡng chế thi hành án. Thế nhưng cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị cấp Ủy để thi hành kỷ luật không, có quyền kiến nghị lên Thủ trưởng cấp trên không. Có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm, miễn nhiệm, bỏ phiếu tính nhiệm những người có liên quan đến việc có quyết định hành chính hoặc hành vi hành vi hành chính trái pháp luật không.
Luật Tố tụng hành chính có quy đinh xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 247 như sau.
“1. Các cơ quan, tổ chức,cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án thì t y trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì t y trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý k luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Bộ luật hình sự cũng có quy định tội không chấp hành án tại Điều 304 như sau;
người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phạt cải tạo không giam giữ đến 3 n m hoặc phạt t sáu tháng đến 3 n m. Trong luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng có quy định về trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, tại điều 78, 79 có quy định các hình thức kỷ luật đới với cán bộ, công chức.
a.Khiển trách b.Cảnh cáo c.cách chức d.Bãi nhiệm
Đối với công chức như sau: a.Khiển trách b.Cảnh cáo c.Hạ bậc lương d.Giáng chức đ. Cách chức e. Buộc thôi việc
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với
công chức thuộc quyền quản lý của mình. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một dạng biểu hiện của quyết định hành chính nói chung, vì vậy nó cũng có đầy dủ các tính chất và đặc điểm của một quyết định hành chính. Tuy nhiên quyết định kỷ luật buộc thôi việc có tính đặc biệt hơn và phạm vi hẹp hơn các quyết định hành chính, đây là hình thức kỷ luật cao nhất áp dụng cho một công chức thuộc quyền quản lý cơ quan, tổ chức của người ra quyết định.
Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc phải giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống, mới có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính, Tổng cục trưởng có các chức danh sau: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục Trưởng, Vụ trưởng. Đối với các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, công chức chỉ có quyền khiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Tòa án đối với các hình thức kỷ luật trên.
Thi hành án hành chính giao cho cơ quan thi hành án dân sự thi hành các phán quyết của Tòa án về tài sản, đối với thi hành án hành chính thiếu hẳn một cơ chế xử lý kỷ luật hay chế tài như thế nào đối với những người có trách nhiệm thi hành án, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước sau khi thua kiện các cơ quan nhà nước người đứng đầu trong cơ quan nhà nước vẫn chần chừ không chấp hành, cũng chưa có cán bộ, công chức nào bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự về việc không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án hành chính.
Vì vậy dẫn dến bất cập nhiều bản án, quyết định của Tòa án kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa được thực thi trên thực tế, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật. Thiết nghĩ Nhà nước sớm ban hành luật xử lý vi phạm đối với trường hợp cố tình không thi hành án, giả sử nếu án hành chính không thi hành được thì người dân còn biết trông cậy vào ai, dẫn đến niềm tin vào pháp luật bị lung lay nên cần có biện pháp chế tài đối với người đứng đầu trong cơ quan nhà nước góp phần thi hành án chính được thực thi trên thực tế.
Đề tài: Thi hành án hành chính - Lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 3