Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước. (Trang 38 - 39)

Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.835 tỷ đồng; năm 2008 là 4.368 tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,9%; tháng 3 năm 2009 là 4.261 tỷ đồng. Nguồn vốn này là huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dưới hình thức đồng Việt Nam là chủ yếu (chiếm trên 70% nguồn vốn huy động) và tập trung ở kỳ hạn ngắn hạn (chiếm trên 80% nguồn vốn huy động).

Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 5.550 tỷ đồng; năm 2008 là 6.275 tỷ đồng, tăng 725 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,1%; tháng 3 năm 2009 là 7.249 tỷ đồng. Trong đĩ, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cĩ xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.252 tỷ đồng (chiếm 58,6%); năm 2008 là 3.921 tỷ đồng (chiếm 62,5%), tăng 669 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 20,6%; tháng 3 năm 2009 là 4.844 tỷ đồng (chiếm 66,8%) và tỷ trọng cho vay trung, dài hạn giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 2.298 tỷ đồng (chiếm 41,4% ); năm 2008 là 2.354 tỷ đồng (chiếm 37,5%); tháng 3 năm 2009 là 2.405 tỷ đồng (chiếm 33,2%).

Ngân hàng đã cĩ kế hoạch và nổ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay, cụ thể: cơ cấu tín dụng cĩ sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay loại hình DN nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay loại hình kinh doanh cá thể, DNV&N (DNTN, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần). Cơ cấu này cũng chuyển dịch theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh: tăng dần tỷ trọng của ngành cơng nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nơng, lâm nghiệp. Tuy nhiên dư nợ trong ngành nơng, lâm nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn dù đã giảm dần qua các năm, đến tháng 3/2009, tỷ trọng cho vay ngành nơng lâm nghiệp chiếm 50,52%.

NH đã tích cực phát triển kênh phân phối như mở rộng chi nhánh, phịng giao dịch, số lượng máy ATM về các khu vực đơng dân cư trên khắp các huyện, xã của tỉnh để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn bĩ với người dân, từ đĩ đặt nền mĩng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của NH.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm chiếm trên 90% tổng thu nhập, cịn thu nhập từ dịch vụ tuy cĩ tăng dần qua các năm nhưng cịn rất nhỏ.

Hầu hết dư nợ cho vay của các NHTM là cĩ đảm bảo tài sản thế chấp, chiếm khoảng 95% so với tổng dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước. (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w