- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tộ
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội khủng bố
1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội khủng bố
3.1.1.1. Dự báo tình hình khủng bố tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành các chính sách hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, lợi ích của Việt Nam gắn liền với lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Cùng với đó, tình hình tội phạm sẽ ngày càng tăng về mặt số lượng và diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài,… trong đó có các tội phạm về khủng bố sẽ ngày càng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới, gây phức tạp về an ninh, trật tự… Mặt khác, qua công tác đấu tranh, cơ quan An ninh cũng có cơ sở để nhận định các đối tượng phản động lưu vong người Việt, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề nhạy cảm của xã hội như tôn giáo, dân tộc, các mâu thuẫn nảy sinh từ mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển để gia tăng hoạt động chống phá, trong đó có thể sử dụng các hoạt động khủng bố như một phương thức thực hiện.
Căn cứ vào các yếu tố tác động trong - ngoài trong tình hình hiện nay, xác định 7 nguy cơ khủng bố có thể xảy ra tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, ở Việt Nam có đối tượng, mục tiêu mà các tổ chức khủng bố
quốc tế đang tập trung tấn công, đó là công dân và các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ sở kinh tế, văn hóa của Mỹ và đồng minh.
Thứ hai, các tổ chức khủng bố hoạt động ở Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Trung Quốc trước tình thế bị tấn công, truy quét mạnh, không loại trừ khả năng có thể tìm cách xâm nhập Việt Nam để ẩn nấu, sử dụng địa bàn trung chuyển hoạt động.
Thứ ba, một số nhóm phản động lưu vong người Việt như “Chính phủ
Việt Nam tự do”, “Đảng vì dân”, “Việt Tân”… tiếp tục thực hiện âm mưu đưa lực lượng xâm nhập về nước qua địa bàn Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia để hoạt động phá hoại, khủng bố nhất là trong dịp các ngày lễ lớn của dân tộc; nếu các lực lượng chức năng Việt Nam sơ hở, mất cảnh giác, bọn chúng có thể sẽ gây ra một số vụ phá hoại, khủng bố. Đáng chú ý, tình hình người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép Việt Nam gia tăng, công tác đấu tranh của ta gặp nhiều khó khăn, nhất là sau khi lực lượng chức năng Trung Quốc tấn công, truy quét các đối tượng khủng bố cực đoan.
Thứ tư, hàng năm có hàng trăm người Hồi giáo Việt Nam được tài trợ
xuất cảnh đi hành hương tại Thánh địa Mecca, du lịch, thăm thân, học tập, đào tạo tại các trường Hồi giáo nước ngoài; Việt Nam có khoảng 1.000 người Hồi giáo của các nước Bắc Phi, Nam Á, Đông Nam Á cư trú lì; đây là điều kiện thuận lợi để bọn khủng bố có thể lợi dụng tuyên truyền tư tưởng Hồi giáo cực đoan, tuyển lựa, phát triển chân rết của các tổ chức khủng bố ở nước ta. Qua công tác đấu tranh, phát hiện tổ chức khủng bố “Phục hưng các di sản xã hội Hồi giáo - RIHS” tăng cường hoạt động tài trợ, cử thành viên tuyên truyền, lôi kéo số tín đồ Hồi giáo, các phần tử cực đoan trong nước tham gia hoạt động phá hoại, khủng bố.
Thứ năm, trên lãnh thổ Việt Nam còn nhiều vũ khí, đạn dược, chất
nổ… do chiến tranh để lại, chưa thu hồi hết; việc quản lý vũ khí, chất nổ còn sơ hở, dễ bị lợi dụng hoạt động phạm tội, trong đó có khủng bố.
Thứ sáu, những mâu thuẫn, xung đột ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ mặc dù đã giải quyết có kết quả, làm thất bại âm mưu địch, nhưng hiện nay còn lực lượng phản động lưu vong ở Mỹ và số lẩn trốn ở các nước tiếp giáp Việt Nam âm mưu tiếp tục lợi dụng, kích động bạo loạn, đòi tự trị.
Thứ bảy, ngày nay, mạng Internet đã trở thành một phần cấu trúc thiết
yếu của xã hội hiện đại; các phần tử thù địch, khủng bố đã, đang và sẽ tiếp tục lợi dụng mạng Internet để chỉ đạo, tuyên truyền, kích động biểu tình, bạo loạn, hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan An ninh; hướng dẫn chế tạo bom, mìn, chiến thuật thực hiện hành vi khủng bố, nguy cơ khủng bố mạng là không thể loại trừ [33].
Vì thế, có thể dự báo thời gian tới Việt Nam có thể trở thành mục tiêu và đối tượng tấn công của các tổ chức khủng bố quốc tế. Tình hình đó đòi hỏi công tác phòng, chống khủng bố phải được đẩy mạnh hơn nữa, mà trước hết là có cơ sở pháp lý vững chắc, có cơ chế phối hợp tốt hơn.
3.1.1.2. Những vướng mắc trong việc áp dụng quy định các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố; trong đó việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội khủng bố là phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 13 điều ước quốc tế về chống khủng bố. Ngày 12/6/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phòng, chống khủng bố. Đối chiếu các quy định về các tội phạm khủng bố trong luật hình sự Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, Luật phòng, chống khủng bố và thực tiễn áp dụng quy định về các tội phạm khủng bố có thể thấy được những vấn đề vướng mắc, bất cập cần được quan tâm, nghiên cứu, giải quyết. Đó là:
- Hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có đối tượng tác động là con người, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động khủng bố còn nhằm xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân với mục đích chống chính quyền nhân dân. Do đó, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để điều luật được chặt chẽ hơn.
- Theo các quy định về tội phạm khủng bố của Bộ luật hình sự, mục đích khủng bố là nhằm chống chính quyền nhân dân, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân - Điều 84], gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng [tội khủng bố - Điều 230a]. Trong khi đó, ngoài ba mục đích nêu trên, Luật phòng, chống khủng bố có thêm mục đích là “ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế”. Có thể thấy rằng, nhằm “ép buộc chính quyền nhân dân” có mức độ thấp hơn “chống chính quyền nhân dân”. Thực tế cũng cho thấy, nhiều đối tượng thực hiện hành vi khủng bố không nhằm chống chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm “ép buộc chính quyền nhân dân” làm một việc nào đó vì lợi ích của mình hoặc của người khác, thậm chí là để phản đối một chủ trương, chính sách nào đó của chính quyền, Nhà nước. Đồng thời, thực tế cũng đã xảy ra nhiều trường hợp đối tượng thực hiện hành vi khủng bố không nhằm vào các cơ quan, tổ chức của nước sở tại mà nhằm vào trụ sở, người của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trên lãnh thổ nước đó.
- Khái niệm về hành vi khủng bố vẫn chưa được quy định một cách rõ ràng, thống nhất trong các điều luật về các tội phạm khủng bố, do đó cùng một hành vi có thể bị truy tố theo hai tội danh trong trường hợp dấu hiệu về mục đích không rõ ràng. Hành vi khách quan của tội khủng bố được quy định tại Điều 230a Bộ luật Hình sự gồm 3 nhóm hành vi: xâm phạm tính mạng của
phạm tính mạng của người khác hoặc phá huỷ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần; xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ của người khác hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các hành vi này phải nhằm mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mới được coi là khủng bố. Mục đích nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Trường hợp người thực hiện một trong các hành vi nêu trên những với mục đích khác thì tuỳ trường hợp cụ thể (với điều kiện thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng), người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương tự như: tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự, tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, tội đe doạ giết người quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự, tội bắt giữ hoặc giam giữ người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự…
- Hành vi khủng bố quy định tại Điều 230a gồm các hành vi: xâm phạm, đe dọa xâm phạm tính mạng người khác; xâm phạm sức khỏe, tự do thân thể của người khác; phá hủy, đe dọa phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hành vi khác uy hiếp tinh thần. Đối chiếu với quy định của Luật phòng, chống khủng bố thì ngoài các hành vi quy định tại Điều 230a, nhiều hành vi quy định trong các tội phạm khác cũng thuộc về hành vi khủng bố nếu như hành vi đó được thực hiện nhằm phục vụ cho việc thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 230a nêu trên; đó là các hành vi như chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, công cụ hỗ trợ… quy định tại các điều 230, 232, 233, 236, 238 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Hành vi tài trợ cho khủng bố theo quy định tại Điều 230b Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hẹp hơn so với hành vi tài trợ khủng bố trong Công ước quốc tế năm 1999 về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố (Việt Nam gia nhập năm 2002). Theo quy định tại Điều 230b thì bị coi là tài trợ khủng bố nếu như việc huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố - đó là những tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân khủng bố do cơ quan có thẩm quyền lập, trong khi đó, theo Công ước thì không phải như vậy, mọi trường hợp huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân nào mà với ý định để tổ chức, cá nhân đó sử dụng hoặc nhận thức được là nguồn tiền, tài sản đó được sử dụng một phần hoặc toàn bộ vào việc thực hiện các hành vi khủng bố theo quy định của Công ước đều bị coi là tài trợ khủng bố. Theo đó, cần có sự điều chỉnh phù hợp khi sửa đổi, bổ sung quy định về Tội tài trợ cho khủng bố trong Bộ luật hình sự.