- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tộ
2.1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định sửa tên “Điều 84. Tội khủng bố” thành “Điều 84. Tội khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân”. Cụ thể như sau:
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.”
Theo quy định tại Điều 84 thì khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, công dân, người nước ngoài; đe dọa xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, công dân, người nước ngoài hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức, của công dân của người nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 như sau:
a. Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm ba nhóm hành vi:
- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, của công dân, của người nước ngoài;
- Đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức, công dân hoặc người nước ngoài;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức, của công dân hoặc người nước ngoài.
Đối tượng tác động của tội khủng bố nhằm chống chính quyên nhân dân là tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tinh thần của cán bộ, công chức, công dân và của người nước ngoài. Như vậy, đối tượng tác động của tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân luôn là con người, đó là tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, và tinh thần. Trường hợp nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tài sản như phá hủy, chiếm giữ, làm hư hỏng tài sản hoặc tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông… của tổ chức, cá nhân thì không phải hành vi khủng bố quy định theo điều luật này mà là hành vi thuộc mặt khách quan của các tội phạm khác như tội gián điệp (Điều 80), tội phá hoại cơ sở vật chất, kĩ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85), tội chống phá trại giam (Điều 90)…
Cán bộ, công chức được hiểu theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010). Theo đó, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công dân được hiểu là người mang quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch của một hay nhiều quốc tịch nước ngoài, hoặc người không có quốc tịch của nước nào [26, Điều 3].
Như vậy, theo quy định tại Điều này, người phạm tội có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do than thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc của công dân (kể cả công dân nước ngoài tại Việt Nam) như giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái phép...
Hành vi khách quan của tội phạm thường biểu hiện như dùng vũ lực, sức mạnh vật chất để tấn công nạn nhân, có kèm theo sử dụng các công cụ, vũ khí như: súng, thuốc nổ, dao… hoặc bằng các thủ đoạn khác để giết người, cố ý gây thương tích hoặc bắt giữ nạn nhân, đe dọa giết người hoặc uy hiếp tinh thần nạn nhân.
Hậu quả của tội phạm được thể hiện:
- Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, xâm phạm tự do thân thể của con người. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tự do thân thể của cán bộ, công chức, của công dân, của người nước ngoài.
- Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hay của công dân làm suy yếu chính quyền nhân dân, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của một bộ phận nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chống chính quyền nhân dân là nhằm làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hoặc nhằm làm suy yếu chính quyền, đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan chính quyền. Gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là làm cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ, với các tổ chức quốc tế hoặc gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế.
Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội này thường vì thù hằn giai cấp, chế độ.
Trường hợp người thực hiện một trong các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm này nhưng với mục đích khác thì tùy từng trường hợp cụ thể, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng như tội khủng bố quy định tại Điều 230a Bộ luật hình sự, tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, tội đe dọa giết người quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự, tội bắt giữ hoặc giam giữ người trái pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự… nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đó.
c. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên. Như vậy, chủ thể của tội này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
d. Khách thể của tội phạm
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân xâm hại tới khách thể là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an toàn đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e. Hình phạt
Khoản 1 quy định khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.
Khoản 2 quy định khung hình phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm đối với hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.
Khoản 3 quy định khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm đối với hành vi đe dọa tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.