0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giai đoạn từ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 32 -34 )

Sau khi thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945, tuy chưa hình thành thuật ngữ “khủng bố” nhưng việc trừng trị các hành vi như bắt cóc, giết người nhằm chống lại chính quyền nhân dân đã được quy định trong các sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về trừng trị các loại Việt gian và phản động đã thể hiện tương

phạm an ninh quốc gia sau này). Sắc lệnh đã đề cập đến hành vi liên quan đến khủng bố và khủng bố nhân dân với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

“Điều 4. Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hãm hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tùy tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau:

a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc tù chung thân. b) Bọn hoạt động đắc lực, làm hại nhiều sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên. c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trang tương đối nhẹ sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống”.

“Điều 5. Kẻ nào lừa phỉnh, cưỡng ép nhân dân, tổ chức lực lượng vũ trang làm loạn chống lại chính quyền nhân dân, khủng bố nhân dân, sẽ bị phạt như sau:

a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy, sẽ bị xử tử hình hoặc phạt tù từ 10 năm đến chung thân.

b) Bọn tay chân đắc lực của bọn trên sẽ bị xử phạt rù từ 10 năm trở xuống; kẻ nào đã làm hại nhiều sẽ bị xử tù từ 10 năm đến chung thân hoặc tử

hình.” [19, Điều 4 và 5]

Tiếp đó, Pháp lệnh ngày 30/10/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng, các hành vi của tội khủng bố được quy định tại Điều 10 với tội danh “giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người, vì mục đích phản cách mạng”. Điều 10 đã liệt kê các hành vi của tội khủng bố như sau: “Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hoặc giết nhân dân… mà đánh đập, gây thương tích, bắt giữ cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hay là nhân dân… mà dọa giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công

Như vậy, hành vi khủng bố và khủng bố nhân dân đã được đề cập trong các Sắc lệnh đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều luật đã thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật nước ta trong việc trừng trị tội phạm về khủng bố, góp phần có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy chưa có những tội danh độc lập về khủng bố, nhưng những quy định điều chỉnh về các hành vi khủng bố này là tiền đề để các nhà làm luật sau này xây dựng nên các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và các tội phạm về khủng bố nói riêng.

Một phần của tài liệu CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 32 -34 )

×