- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tộ
3.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) các tội về khủng bố
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) các tội về khủng bố
Để hoàn thiện hơn nữa các quy định của Bộ luật hình sự cần phải, từ sự phân tích ở trên, tôi đưa ra một số nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể các tội về khủng bố như sau:
Một là, sửa đổi các tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự
Mặc dù các tội về khủng bố đã được các nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung năm 2009, tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót, bất cập. Từ những phân tích về vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về tội khủng bố trong luật hình sự đã đề cập ở trên, tác giả đưa ra một số hướng về sửa đổi các tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự Việt Nam như sau:
Cần tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Điều 84, Điều 230a và Điều 230b trong Bộ luật hình sự theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng các điều luật này đối với các hành vi khủng bố theo cách hiểu về hành vi khủng
bố trong Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 cho thống nhất và hành vi khủng bố trong các công ước, nghị định thư, các văn kiện pháp lý khác nhằm đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; theo đó:
- Nghiên cứu bổ sung mục đích nhằm “ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế” vào mục đích của tội phạm khủng bố cho thống nhất trong toàn hệ thống pháp luật;
- Bổ sung mở rộng đối tượng tác động của tội phạm trong tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự là tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân chứ không chỉ có con người mới là đối tượng tác động của tội phạm này (điều này phù hợp với luật pháp quốc tế về khủng bố và thực tiễn đấu tranh phòng, chống khủng bố trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng).
- Nghiên cứu bổ sung quy định về việc mọi trường hợp huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân nào (không chỉ là cá nhân, tổ chức khủng bố) mà với ý định để tổ chức, cá nhân đó sử dụng hoặc nhận thức được là nguồn tiền, tài sản đó được sử dụng một phần hoặc toàn bộ vào việc thực hiện các hành vi khủng bố thì đều bị coi là tài trợ khủng bố (phù hợp với Công ước quốc tế năm 1999 về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố).
Trên tinh thần đó, có thể sửa lại các điều 84, 230a, 230b như sau: - Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc ép buộc chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tù từ
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm năm đến bảy mười lăm năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này”.
- Điều 230a. Tội khủng bố
“1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong những trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tù từ năm bảy năm đến mười lăm hai mươi năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm năm đến bảy mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
- Điều 230b. Tội tài trợ cho khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố khác để tổ chức, cá nhân đó thực hiện các hành vi khủng bố, thì bị phạt tù từ năm bảy năm đến mười mười lăm năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Hai là, nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập.
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2212/2013/QĐ- CTN về việc gia nhập Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin và Quyết định số 2213/2013/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997, theo Thông báo số 11/2014/TB-LPQT ngày 10/02/2014 của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực, hai Công ước này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 08/02/2014. Nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập đã được xác định trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ thông qua.
Đối chiếu với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về khủng bố và nghĩa vụ nội luật hóa các hành vi khủng bố theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có thể thấy rằng về cơ bản pháp luật Việt Nam khá tương thích với các điều ước quốc tế về khủng bố. Ví dụ như:
- Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970 quy định người ở trên máy bay đang bay bị coi là thực hiện tội phạm nếu:
(a) sử dụng vũ lực đe dọa dùng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe dọa nào khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát máy bay một cách bất hợp pháp, hoặc thực hiện chưa đạt bất kỳ hành vi nào như vậy;
(b) đồng phạm với một người thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt bất kỳ hành vi nào như trên;
Đối chiếu với Bộ luật hình sự hiện hành có thể thấy rằng, có thể áp dụng Điều 221 “Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy” để xử lý hành vi nêu trên.
- Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971 quy định một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó thực hiện một cách cố ý và bất hợp pháp các hành vi sau:
(a) Thực hiện hành vi bạo lực chống lại người ở trên một máy bay đang bay, nếu hành vi đó có thể gây nguy hiểm cho an toàn của máy bay đó; hoặc
(b) Phá hủy máy bay đang khai thác hoặc làm hỏng máy bay đó khiến cho máy bay đó không thể bay hoặc có thể gây nguy hiểm cho an toàn của máy bay trong khi bay; hoặc
(c) Đặt hoặc chỉ đạo đặt vào máy bay đang khai thác, dù bằng bất kỳ phương thức nào, thiết bị hoặc chất có thể phá hủy máy bay đó, hoặc để làm hỏng máy bay đó khiến nó không thể bay, hoặc có thể gây nguy hiểm cho an toàn của máy bay đang bay; hoặc
(d) Phá hủy hoặc làm hỏng thiết bị không lưu hoặc can thiệp vào hoạt động của các thiết bị đó, nếu bất kỳ hành vi nào như vậy có thể gây nguy hiểm cho an toàn của máy bay đang bay; hoặc
(e) Chuyển thông tin mà người đó biết là sai, gây nguy hiểm cho an toàn của máy bay đang bay.
Đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì có thể áp dụng các điều sau để xử lý các hành vi nêu trên: Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 216); Tội cản trở giao thông đường không (Điều 217); Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn (Điều 218); Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không (Điều 219); Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam (Điều 222).
- Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988, bổ sung Công ước Mông-trê-an năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng quy định một người bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó sử dụng một cách bất hợp pháp và cố ý bất kỳ
(a) Thực hiện một hành vi bạo lực chống lại một người tại cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, làm cho người đó hoặc có thể làm cho người đó bị thương nặng hoặc bị chết; hoặc
(b) Phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế hoặc máy bay chưa khai thác đô tại cảng hàng không đó hoặc làm gián đoạn các dịch vụ của cảng hàng không đó.
Nếu một hành vi như vậy gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho an toàn tại cảng hàng không đó.
Đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì có thể áp dụng Điều 217 “Tội cản trở giao thông đường không” để xử lý các hành vi nêu trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật hình sự Việt Nam khá tương thích với các điều ước quốc tế về khủng bố mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn thi hành các tội nêu trên để áp dụng thống nhất trên thực tế.
Đồng thời, qua nghiên cứu các vụ khủng bố quốc tế và hoạt động của một số tổ chức khủng bố quốc tế có thể nhận diện hoạt động của tổ chức khủng bố thông qua các bước: tuyển mộ, huấn luyện, lựa chọn mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch… Tuy nhiên, pháp luật hình sự Việt Nam chưa hình sự hóa các hành vi tuyển mộ, huấn luyện, chứa chấp các phần từ khủng bố. Do đó, chúng tôi đề nghị:
- Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các tội liên quan đến khủng bố;
- Tiếp tục nghiên cứu để hình sự hoá các hành vi tuyển mộ, huấn luyện, chứa chấp các phần tử khủng bố.
Ba là, xây dựng một chương về các tội phạm khủng bố
Hiện nay, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định 03 tội danh khủng bố. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự còn có các điều luật quy định về các tội phạm khác có liên quan như các hành vi xâm phạm an toàn hàng không, hàng hải; sử dụng, mua bán trái phép các vũ khí, vật liệu nổ…
Các hành vi trong lĩnh vực an toàn và an ninh hàng không dân dụng
Bộ luật Hình sự có ba điều quy định về tội cản trở giao thông đường không (Điều 217), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221) và tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222) nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong lĩnh vực giao thông đường không.
Các hành vi trong lĩnh vực an toàn và an ninh hàng hải
Bộ luật Hình sự có 04 điều luật quy định về các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực này, đó là tội cản trở giao thông đường thủy (Điều 213), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam (Điều 223) và tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231).
Các hành vi trong lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ
Bộ luật Hình sự có 09 điều luật quy định về các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm tội chế tạo, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ (Điều 233), tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), tội
quả nghiêm trọng (Điều 235), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236), tội vi phạm quy định vê quản lý chất phóng xạ (Điều 237), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc (Điều 238) và tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239).
Các hành vi khác được sử dụng cho mục đích khủng bố
Bộ luật Hình sự có 05 điều quy định trong lĩnh vực này, đó là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250), tội rửa tiền (Điều 251), tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267), tội xuất cảnh nhập cảnh trái phép, tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274) và tội che giấu tội phạm (Điều 313).
Như vậy, các tội phạm về khủng bố và liên quan đến khủng bố nằm rải rác ở nhiều điều, trong nhiều chương khác nhau của Bộ luật hình sự. Chúng tôi thấy rằng, cần nghiên cứu, xây dựng một chương riêng về khủng bố trong Bộ luật hình sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất các quy định về khủng bố trong luật hình sự và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nội luật hóa các hành vi khủng bố theo các điều ước quốc tế về khủng bố mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.