- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tộ
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân
nhân dân
Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền các văn bản pháp luật, các điều ước quốc tế về
các tội phạm khủng bố để mọi cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân hiểu được tầm quan trọng của những quy định này, từ đó có cách hiểu thống nhất và vận dụng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, học tập và trực tiếp làm công tác có liên quan đến đấu tranh phòng, chống các tội phạm khủng bố.
Khủng bố diễn ra dưới nhiều hình thức với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các cá nhân, tổ chức khủng bố thường lợi dụng sự kém hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số trong nước để lôi kéo, dụ dỗ và kích động thực hiện các hành vi chống lại chính quyền nhân dân Vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm khủng bố cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số các khu vực đặc biệt quan trọng như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho người dân về tính chất nguy hiểm của hoạt động khủng bố, âm mưu, thủ đoạn của những cá nhân, tổ chức khủng bố; nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về phòng, chống khủng bố;
- Tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến phòng, chống khủng bố nói riêng. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Đồng thời, qua hoạt động này, sẽ giúp cho nhân dân nâng cao ý thức pháp luật. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được về giá trị xã hội và pháp luật. Có thể nói, thái độ chấp hành hay không chấp hành của người dân đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật. Mặt khác cũng thấy rằng con người chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh
- Cung cấp đầy đủ, có hệ thống thông tin pháp luật về các tội phạm khủng bố trong luật hình sự nói riêng và phòng, chống khủng bố nói chung đến tất cả nhân dân trong cả nước. Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Đồng thời, hình thành các cơ quan đầu mối làm nhiệm vụ cung cấp thông tin pháp luật Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước, trong khu vực và trên thế giới phù hợp với những cam kết của Việt Nam về minh bạch hóa pháp luật, trao đổi thông tin pháp luật.