PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội xã NinhVân huyệnHoa Lư tỉnh Ninh Bình
4.1.2.1.Cơ cấu kinh tế
Xác định việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề là khâu mũi nhọn xã tạo điều kiện cho việc phát triển một cách thuận lợi những lĩnh vực kinh tế này.
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế xã Ninh Vân năm 2012
STT Thành phần Tỉ lệ (%)
1 Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 86,1
2 Nông nghiệp 13,9
(Nguồn: Ban khi tế - xã hội xã Ninh Vân, 2012)
Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (13,9%) còn tiểu thủ công nghiệp làng nghề được chú trọng với tỉ lệ cao 86,1%.
Trước đây, nghề đá chỉ tập trung ở làng Hệ, làng Thượng và Xuân Vũ, bây giờ phát triển rộng với số lao động sản xuất đá mỹ nghệ chiếm gần 70% tổng số lao động phi nông nghiệp của toàn xã [4].
Bảng 4.3. Giá trị thu nhập chế tác đá mỹ nghệ từ năm 2004 đến năm 2012
Đơn vị: triệu đồng Năm Chế tác đá mỹ nghệ Tổng thu nhập xã Tỉ lệ (%) 2004 13.700 45.960 29,8 2005 18.665 57.430 32,5 2006 22.026 64.782 34,0 2007 26.381 73.899 35,7 2008 29.813 81.679 36,5 2009 35.036 92.500 37,9 2010 49.286 117.909 41,8 2011 52.710 134.610 39,2 2012 113.668 220.512 51,5
Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ngày càng phát triển (giá trị thu nhập năm 2012 gấp 4,8 lần so với năm 2004) và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã( giá trị thu nhập chế tác mỹ nghệ năm 2012 chiếm 51,5% tổng thu nhập toàn xã).
Bảng 4.4. Giá trị thu nhập năm 2012
Các lĩnh vực (triệu đồng)Thu nhập Tỉ lệ (%)
Nông nghiệp, chăn nuôi 30691 13,9
Khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng 24794 11,2
Chế tác đá mỹ nghệ 113668 51,5
Thêu ren 1970 0,9
Vận tải 9483 4,3
Các dịch vụ tổng hợp khác 39906 18,2
Tổng thu nhập xã 220512 100
(Nguồn: Ban khi tế - xã hội xã Ninh Vân, 2012)
Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy chế tác đá mỹ nghệ mang lại thu nhập rất cao so với các ngành nghề sản xuất còn lại: chế tác đá mỹ nghệ gấp 2,8 lần so với các dịch vụ tổng hợp khác; gấp 57,7 lần so với thêu ren; 3,7 lần so với nông nghiệp - chăn nuôi.
4.1.2.2. Dân số và việc làm
Xã Ninh Vân có 13 thôn có 2954 hộ gia đình trong đó có hơn 600 hộ gia đình làm nghề đá mỹ nghệ, với 12.024 người, trong đó lao động chế tác đá mỹ nghệ hơn 3.000 người trên tổng số người trong độ tuổi lao động là 5.387 người. Ninh Vân là một trong 10 đơn vị hành chính xã có dân số đông đúc nhất tỉnh Ninh Bình, như vậy xã Ninh Vân có một nguồn lao động dồi dào làm nghề chế tác đá mỹ nghệ. Số lao động từ khu vực khác tới chiếm 1/3trong số những lao động làm nghề đá, và 1/3 trong tổng lao động nghề đá là lao động phụ, trong đó có cả lao động nữ. Bằng tất cả những nỗ lực, đến tháng 6/2012, Ninh Vân đã hoàn thành tiêu chí 12 nông thôn mới (75% lao động
trong độ tuổi là lao động phi nông nghiệp). Số lao động sản xuất đá mỹ nghệ chiếm gần 70% tổng số lao động phi nông nghiệp của toàn xã. Thu nhập của thợ làm đá trung bình là 4 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hoá và còn kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác như: Vận tải, cơ khí, điện, nước và các dịch vụ khác... [7].