Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 72 - 74)

5 SC Nhà máy gạch Sông Chanh – Ao chứa nước thải phía sau nhà máy, thôn Tụ An, xã Trường Yên

4.6.1.Giải pháp về chính sách

+ Hoàn chỉnh quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

+ Chính quyền các cấp cần ưu tiên cho việc quy hoạch đưa toàn bộ các hộ đang sản xuất trong khu dân cư ra khu làng nghề sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư sinh sống.

+ Trong quản lý môi trường làng nghề nên xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã , thị trấn. Nên lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường vì tại cấp xã , các cán bộ quản lý cấp xã , các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.

Bên cạnh đó cần xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường dưới các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường. Sau đây là một số quy định về vệ sinh môi trường trong làng nghề có thể đưa vào quy định làng nghề, hương ước,…:

Vận động các hộ sản xuất, chế tác đá có những biện pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn: tuần hoàn nước làm mát, che chắn kín máy cưa, chà nhằm giảm tiếng ồn và bụi phát tán,…

Giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, ao hồ, sông ngòi, mương thoát nước.

Hàng tuần có buổi tổng vệ sinh chung đường làng ngõ xóm, làm sạch cống thoát nước.

Giữ gìn vệ sinh nguồn nước ăn uống, có biện pháp che đậy tránh ô nhiễm

Giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng

Các cơ sở sản xuất, chế tác đá cần có khu sản xuất được phân định rõ ràng, vận chuyển đất đá, chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định để xử lý.

Hộ sản xuất nào vi phạm các quy định thì phải chịu nộp phạt với mức độ nặng nhẹ tùy vào tình hình thực tế địa phương.

Thành lập tổ thu gom chất thải rắn tại làng nghề có nhiệm vụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn đến bãi tập kết rác thải của xã, thôn. Kinh phí do các hộ dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng góp [10].

+ Tăng cường công tác giám sát các cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn cho người lao động, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở sản xuất và xung quanh.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đảm bảo an toàn lao động, nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường khu vực sản xuất thông qua các buổi nói chuyện, thúc đẩy vai trò của các hội có liên quan hội phụ nữ, hội thanh niên... Để khắc phục tình trạng nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất UBND xã đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Nam Định mở những lớp học nghề nhằm nâng cao trình độ cho lao động để đáp ứng yêu cầu thời hội nhập. Năm 2012, UBND xã đã liên kết với trường Cao đẳng xây dựng Nam Định tổ chức đào tạo nghề lớp chạm khắc đá mỹ nghệ khóa 29 cho 42 học viên chuẩn bị thi tốt nghiệp, tổ chức khai giảng khóa 31 với 48 học viên.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 72 - 74)