PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Vân là một xã miền núi nằm ở phía tây nam huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ninh Vân là xã miền núi có giao thông thuỷ bộ thuận lợi, . Cách đây khoảng 400 năm, Ninh Vân đã có nghề khai thác và chế tác đá. Với diện tích núi đá hơn 400 ha, ngoài khối lượng lớn đá xây dựng cung cấp thường xuyên cho các nơi, Ninh Vân còn có nghề chế tác đá mỹ nghệ, đặc biệt nơi đây có thể sản xuất ra các sản phẩm lớn đến siêu lớn.
Trụ sở xã Ninh Vân cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7,5 km có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp các xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư), Ninh Thắng (huyện Hoa Lư);
+ Phía Đông giáp Ninh An (huyện Hoa Lư), Mai Sơn (huyện Yên Mô); + Phía Tây và phía Nam giáp với thị xã Tam Điệp.
Xã có 13 thôn: Trong đó 5 thôn được công nhận là làng nghề truyền thống gồm có: Xuân Phúc, Xuân Thành, Thượng, Hệ và Đồng Quan. Sáu thôn được công nhận là làng nghề bao gồm: Vũ Xá, Chấn Lữ, Phú Lăng, Dưỡng Thượng, Dưỡng Hạ và Tân Dưỡng 1. Hai thôn còn lại là: Tân Dưỡng 2, Vạn Lê. Trong số 13 thôn thì có 2 thôn Xuân Phúc và Xuân Thành là phát triển nhất với 30 doanh nghiệp trong tổng số trên 80 doanh nghiệpcủa toàn xã. Riêng chỉ có Vạn Lê là thôn không có doanh nghiệp chỉ có khoảng gần 70 lao động làm nghề chế tác đá mỹ nghệ.
4.1.1.2. Tình hình sử dụng đất
Ninh Vân là xã miền núi thuộc vùng bán sơn địa của huyện Hoa Lư. Xã Ninh Vân với lợi thế núi đá vôi chiếm trên 32% diện tích đất tự nhiên của xã, nên ngoài nghề nông ở Ninh Vân còn có nghề chế tác đá mỹ nghệ.
Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Ninh Vân năm 2012