Thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ NinhVân

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 47)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ NinhVân

Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc: để làm ra những tác phẩm phục vụ đời sống, người thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn với nhiều máy móc thiết bị. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà họ vẫn đang hàng ngày làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, quy trình, công nghệ sản xuất sản xuất lạc hậu,…và nhận thức của người dân còn hạn chế về nhiều mặt. Các loại thiết bị thường được sử dụng trong chế tác đá mỹ nghệ là: máy xẻ, máy cắt, đục,…Trong đó chủ yếu là các loại máy sử dụng bằng điện, một phần nhỏ sử dụng sức người với việc đục đẽo đá.

Vốn đầu tư: hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn: trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ năm 2011 và kéo dài đến tận năm 2013, hầu hết các ngành kinh tế đều đang phát triển một cách chậm chạp trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong vòng ảnh hưởng đó nên kinh tế cũng có nhiều khó khăn. Chính vì thế các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá gặp nhiều khó khăn về vốn trong sản xuất đá mỹ nghệ. Không chỉ thế để sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng với thị trường thì chi phí sản xuất cũng rất cao. Mà ban lãnh đạo xã không hỗ trợ được nhiều mà chỉ giúp một phần về mặt bằng sản xuất trong khu quy hoạch làng nghề.

Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất: khó khăn về vốn cho nên việc đầu tư cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng,

mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Trong số hơn 500 cơ sở sản xuất thì có khoảng 425 doanh nghiệp mặt bằng sản xuất là đất của gia đình (đất cha truyền con nối) do đó chỉ là một phần nhỏ đất trống.

Quy mô sản xuất: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phần lớn là quy mô hộ gia đình, mới chỉ có trên 80 hộ có quy mô doanh nghiệp và hơn 500 cơ sở sản xuất trong tổng số hơn 600 hộ gia đình làm nghề đá mỹ nghệ . Nhiều hộ gia đình là hộ tự phát với việc nhận một phần công việc chế tác đá mỹ nghệ từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn hơn, do đó cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư,… hầu như là tự túc, rất khó khăn và thiếu thốn.

Các yếu tố phục vụ sản xuất: nguồn nước ở đây rất khan hiếm do mực nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn. Nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Do đó, việc cải tiến máy móc, công nghệ cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống điện vẫn chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra.

Điều kiện lao động: nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Một trong những khó khăn mà làng nghề đang gặp phải là mặc dù lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển sản xuất. Hiện nay toàn xã mới chỉ có 30% lao động có bằng nghề đá mỹ nghệ.

Hệ thống tổ chức, quản lý: hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề đá Ninh Vân đang được áp dụng giống như hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề nói chung. Tuy nhiên, việc tổ chức áp dụng hệ thống đó vào thực tiễn chưa đồng bộ nên việc quản lý môi trường ở đây đạt hiệu quả chưa cao.

Về công tác an toàn lao động trong xã: công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động còn hạn chế. Người lao động trong các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ quy mô hộ gia đình thường phải làm việc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, tham gia vào tất cả các công việc tại cơ sở, từ đục, đẽo, trạm, khắc đến vẽ hoa văn và xẻ đá. Trong khâu nào cũng có rủi do và tai nạn lao động có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào của quá trình lao động sản xuất. Bụi, tiếng ồn và nguy cơ tai nạn lao động là những bất cập hiện hữu nhiều năm nay được các cấp quản lý quan tâm nhưng chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả. Môi trường lao động không đảm bảo, nhiều công nhân chế tác đá không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, kính và khẩu trang. Không những thế họ khá chủ quan đối với sức khỏe và an toàn của bản thân. Nguyên nhân do nhận thức của người lao động mà còn do cả người sử dụng lao động còn hạn chế về nhiều mặt. Quan điểm chưa có biểu hiện sức khỏe khác thường, chưa đi khám bệnh có thời gian dài từ ngày xưa cần phải thay đổi. Không những thế mà người lao động trực tiếp của nghề đá mỹ nghệ có thói quen làm việc ít được nhắc nhở. Dù biết là bụi nhưng người lao động vẫn không đeo khẩu trang vì cảm thấy khó thở, còn mang kính thì rất khó làm , bởi khi mài đá, bụi làm mờ kính không nhìn rõ nên không đeo. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động còn chưa được coi trọng, thường được sử dụng là nhắc nhở người lao động nhưng không mang lại hiệu quả cao. Người lao động thường làm việc mà không biết quy tắc an toàn và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân (kính mắt, khẩu trang, găng tay,…).

Nguyên liệu và sản phẩm: các sản phẩm đá mỹ nghệ thường được tạo ra từ hai loại nguyên liệu đá cứng và đá mềm. Đá cứng gồm các loại đá Granite, Marble hay đá Cubic (Đây là nguyên liệu đá được sử dụng nhiều tại làng nghề chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), và đá mềm, còn có tên là đá Cao Lanh – Pirophilite. Thường được gọi là: đá mácma, đá biến chất và đá trầm tích, và một số khác sử dụng đá nhân tạo.

Đá mácma bao gồm: Đá hoa cương là một trong những loại đá mác ma cứng nhất cần rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể thao tác với nó, chạm khắc trên đá hoa cương có thể gần như được xem là một nghề riêng biệt. Với sự kiên trì cao một hình dáng đơn giản có thể được chạm vào đá hoa cương và từ đó tùy thuộc vào kỹ năng của thợ đá sẽ cho ra các tác phẩm có độ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên cần nhiều kỹ năng nhưng vì độ bền của nó mà mó được dùng trong nhiều mục đích khác nhau như đá lát đường, đá lót sàn, đê chắn sóng và nhiều thứ muốn có độ bền cao khác. Tuy nhiên đá mácma cũng có nhiều loại rất mềm như đá bọt và xỉ núi lửa rất dễ chạm khắc hay một số cứng hơn như đá vỏ chai hay đá bazan thì cần nhiều kỹ năng hơn để chạm khắc.

Đá biến chất gồm có các loại: Đá cẩm thạch là loại nguyên liệu đá biến chất truyền thống của nghề điêu khắc đá, nó được sử dụng và khai thác rất nhiều đặc biệt là đá cẩm thạch trắng. Đá phiến cũng là một loại đá biến chất được sử dụng rất phổ biến đặc biệt khi xây các tượng đài hay đài tưởng niệm vì nó khá dễ khắc chữ. Và cấu trúc từng lớp mỏng của nó làm nó trở thành vật liệu lợp mái phổ biến.

Đá trầm tích: Có rất nhiều cấu trúc nổi tiếng thế giới đã được xây dựng bằng đá trầm tích. Có hai loại chính của đá trầm tích được sử dụng trong công việc xây đựng là đá vôi và đá cát.

Đá nhân tạo:là bê tông hay xi măng khi đông cứng có thể dùng để tạo tác và có thể thay thế một cách dễ dàng nhưng nó lại không bền lắm, hiện nó thường được dùng để xây dựng các tượng đài hay lót đường một cách vừa túi tiền và có thể dễ sửa chữa khi hư hại hơn các loại đá tự nhiên, vì có thể dễ dàng đúc nó ra hình dáng cơ bản trước khi tiến hành tạo tác.

Sản phẩm đá mỹ nghệ của Ninh Vân: Có ở nhiều nơi trên toàn quốc, điển hình là trên 500 bức tượng La Hán (chùa Bái Đính); Cổng Tam Quan (đền Đinh Lê); Tượng Trần Hưng Đạo (Hải Dương); Tượng Bác Hồ (Nghệ

An, Vĩnh Phúc); Tượng mẹ Suốt (Quảng Bình); Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn; Tượng đài thanh niên xung phong (Quảng Trị); Tượng đài bà mẹ chiến sỹ ở Thủ Đức (TP HCM)... cho đến các bức phù điêu, văn bia, lăng mộ, đình chùa, đền thờ, miếu mạo... với quy mô lớn nhỏ khác nhau, kiến trúc nghệ thuật kim cổ, đông, tây vô cùng phong phú, đa dạng.

Để tạo ra những sản phẩm đá có hồn, sinh động người thợ chế tác đá cần thực hiện nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận của người thợ chế tác. Từ những phiếu điều tra chủ sản xuất có những công đoạn chế tác đá được thể hiện tại sơ đồ:

Quy trình sản xuất đá mỹ nghệ từ nguồn nguyên liệu bằng đá mềm: 1. Các công đoạn trước khi đưa vào làng nghề chế tác đá(xử lý nguyên liệu thô):

Công đoạn 1 Bụi, tiếng ồn

Công đoạn 2 Bụi, tiếng ồn

Công đoạn 3 Bụi, tiếng ồn

Công đoạn 4 Tái sử dụng 75% nước Nước Bụi, mẩu vụn đá thừa,

tiếng ồn, nước thải

Tái sử dụng 75% nước Nước

Bụi, mẩu vụn đá thừa, tiếng ồn, nước thải

Sơ đồ 4.1. Các công đoạn trước khi đưa vào làng nghề chế tác đá.

Khoan bằng máy khoan Nổ mìn Tách phôi cơ bản Xẻ khối đá Chế tác đá thành phẩm

Công đoạn 1: là khoan bằng máy khoan. Sau khi nhận được đơn đặt hàng người lao động xác định kích thước phôi đá sau đó xác định vị trí trên núi khai thác để đặt mìn. Dựa vào phôi đá mà lượng thuốc nổ là khác nhau, tiếp tục là dùng máy khoan tạo lỗ để đặt thuốc nổ.

Công đoạn 2: là nổ mìn. Đây là công đoạn gây ảnh hưởng đến môi trường nhất do gây tiếng nổ lớn mà lượng bụi tạo ra cũng rất lớn.

Công đoạn 3: là tách phôi cơ bản. Đưa phôi đá ra khỏi núi khai thác bằng các dây chuyền vận chuyển, máy cẩu,....đến máy xẻ đá cỡ lớn.

Công đoạn 4: là xẻ khối đá. Đá tạo các kích thước theo yêu cầu của khách hàng bằng các loại máy xẻ đá cỡ lớn tạo thành phôi đá theo yêu cầu khách hàng . Công đoạn muốn giảm bớt bụi và tiếng ồn thì phải sử dụng đến nước do đó tại công đoạn này thải ra: bụi, mẩu vụn đá thừa, tiếng ồn, nước thải.

Đây là những công đoạn gây tác động lớn đến môi trường lớn do lượng bụi và tiếng ồn tạo ra là lớn nhất nhưng do xa khu dân cư, nằm sát chân núi đá khai thác nên chỉ có những người lao động trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều, đây cũng là những công đoạn dễ xảy ra tai nạn lao động nhất: bầm dập tay chân, vấp ngã, đá dăm văng bắn vào mắt,...Tiếp theo là những công đoạn của chế tác đá đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ hơn được thực hiện trong làng nghề đá mỹ nghệ:

2. Các công đoạn trong quá trình chế tác đá mỹ nghệ:

Công đoạn 1 Vẽ, phác thảo tạo hoa văn

Công đoạn 2 Nước Tái sử dụng 75% nước Công đoạn 3 Bụi, mẩu vụn đá thừa, tiếng ồn, nước thải

Công đoạn 4

Nước thải

Công đoạn 5 Bụi, tiếng ồn

Sơ đồ 4.2. Các công đoạn trong quá trình chế tác đá mỹ nghệ.

In hoa văn chi tiết lên sản phẩm

Tạo phôi (Chạm, trổ)

Lấy nền (nhuộm, vẽ màu, đánh xi)

Đá cao lanh có độ cứng thấp, dễ gia công, có khả năng làm màu nhân tạo, màu sắc đá phong phú từ trắng đến vàng đôi khi có màu xanh như cẩm thạch. Sau đó tiến hành cưa đá thành những khối nhỏ, tùy vào mục đích sử dụng và mặt cắt của đá mà cưa phù hợp.

Công đoạn 1: Vẽ, phác thảo hoa văn chi tiết: dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm đá những hình vẽ rồng bay phượng múa được tạo ra trên các bản vẽ bằng giấy hoặc trực tiếp lên các phôi đá cơ bản.

Công đoạn 2: In hoa văn chi tiết lên sản phẩm: sau khi các hoa văn họa tiết được hình thành thì được những người thợ làm đá in lên phôi cơ bản, sau đó vẽ cẩn thẩn tỉ mỉ để công đoạn tiếp theo được thực hiện dễ dàng

Công đoạn3 : Tạo phôi (Chạm, trổ): đây là công đọan quan trọng nhất trong quá trình chế tác đá mỹ nghệ. Các khối đá được chạm khắc (tạo họa tiết bề mặt) hay trổ (tạo họa tiết có độ sâu và xuyên qua bề mặt). Đôi khi người thợ còn áp dụng kĩ thuật cẩn, khảm để khảm vỏ trứng, đồng, vỏ ốc vào bề mặt đá. Sau khi đã được gia công hoàn tất khối đá được gọi là phôi. Tùy vào mục đích sản xuất mà phôi đá có nhiều dạng : phôi nguyên khối, phối ghép mảnh. Việc làm sạch này nhằm loại bỏ các họa tiết thừa, lộ rõ các họa tiết bề mặt và làm sạch sản phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn nhuộm màu hoặc đánh xi.

Công đoạn 4: Lấy nền (nhuộm, vẽ màu, đánh xi): sau khi tạo phôi, dùng nước rửa sạch phôi và chỉnh sửa các họa tiết thừa, người thợ bắt đầu tiến hành công đoạn sơn màu cho đá. Tùy vào mục đích sản xất mà phôi đá được nhuộm,vẽ màu, đánh xi

Công đoạn 5: Đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm: đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính kiên trì cao để hoàn thiện thành các sản phẩm đá tinh tế và sâu lắng. Chính vì thế mà công đoạn này thường có nhiều lao động nữ làm.

Các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ được ước tính từ phiếu điều tra chủ sản xuất: 50 m3 đá làm thành phẩm thải ra 10% chất thải rắn thừa( không thể làm việc làm khác), 10 m3 nước thải và 1m3 đá 1,5 - 2 tấn đá.

Bụi và tiếng ồn: có nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất đá phát sinh bụi và tiếng ồn: khoan bằng máy khoan, nổ mìn, tách phôi cơ bản, xẻ khối đá, tạo phôi (chạm, trổ) và đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm. Các công đoạn này được thực hiện tại nhiều khu vực khác nhau trong làng nghề nên mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường là khác nhau. Đặc biệt là hai công đoạn tạo phôi (chạm, trổ) và đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm được sản xuất trong khu dân cư nên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân xung quanh gây nên rất nhiều bệnh tật.

Nước thải: trong khi đó chỉ có 3 công đoạn phát sinh nước thải: xẻ khối đá, tạo phôi (chạm, trổ) và lấy nền (nhuộm, vẽ màu, đánh xi). Do đặc thù của làng nghề đá mỹ nghệ nên lượng nước thải phát sinh ở hai công đoạn: xẻ khối đá và tạo phôi (chạm, trổ) là hai công đoạn có lượng nước thải phát sinh lớn nhất và thành phần chủ yếu là cặn lơ lửng. Ở hai công đoạn này người thợ làm đá dùng các loại máy sử dụng điện như: máy xẻ, máy tiện đá,..có sử dụng nước để giảm bụi và tiếng ồn trong không khí. Công đoạn lấy nền (nhuộm, vẽ màu, đánh xi) lượng nước thải phát sinh ra rất ít nhưng chứa kim loại nặng do thành phần của màu để nhuôm, vẽ và đánh xi có chứa kim loại nặng.

Chất thải rắn: chất thải rắn phát sinh có 2 công đoạn bao gồm: xẻ khối đá và tạo phôi (chạm, trổ). Tại hai công đoạn này có nhiều mẩu đá thừa, tùy theo kích thước và hình dạng của những mẩu đá thừa mà quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng để tạo ra sản phẩm.

Như vậy, các công đoạn chế tác đá không nhiều nhưng chấ thải phát sinh với lượng lớn tác động nhiều đến môi trường và sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w