Những chính sách địa phương thực hiện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 68 - 72)

5 SC Nhà máy gạch Sông Chanh – Ao chứa nước thải phía sau nhà máy, thôn Tụ An, xã Trường Yên

4.5. Những chính sách địa phương thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập, UBND huyện Hoa Lư đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND huyệnHoa Lư công tác quản lý về môi trường. UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường, như Chỉ thị số 04/2008/CT-UBND ngày 04/8/2008 về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức cá nhân sản xuất chế tác đá mỹ nghệ [5].

Với lợi thế có nghề chạm khắc đá mỹ nghệ truyền thống, xã Ninh Vân đã tập trung phát triển, mở rộng lĩnh vực sản xuất TTCN. Từ lâu sản xuất TTCN và làng nghề ở Ninh Vân giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, vừa tạo việc làm, vừa tăng thu nhập cho người nông dân. Đây là lĩnh vực sản xuất được xã ưu tiên phát triển, nhất là từ khi có Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 9-8-2006 của Tỉnh ủy và được coi là khâu đột phá, mũi nhọn trong thực hiện chương trình XDNTM, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Xã khuyến khích các hộ gia đình làm nghề và doanh nghiệp đầu tư KHCN, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất: Máy khai thác đá, xẻ đá, xẻ đá ốp lát xuất khẩu... trị giá

Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình

Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoa Lư

Cán bộ môi trường tại xã Ninh VânCác doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Môi trường tại xã Ninh Vân

hàng chục tỷ đồng (như các doanh nghiệp Tuấn Thành, Hệ Dưỡng, Thụy Thành...) [16].

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Ninh Vân, năm 2005, tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt quy hoạch xây dựng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân có tổng diện tích 23 ha thuộc 2 thôn Xuân Phúc và Xuân Thành. Dự án được chia hai giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2005-2008, sau khi hoàn thành sẽ triển khai tiếp. Ban đầu, dự án được kỳ vọng sẽ đưa hết toàn bộ số hộ làm đá ra sản xuất tập trung để khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ xen kẽ với khu dân cư, gây cản trở giao thông, tiếng ồn, làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đã 7 năm trôi qua, dự án này mới thực hiện được giai đoạn I với diện tích 11 ha, đưa được 65/gần 500 hộ ra sản xuất tại làng nghề mới. Giai đoạn II của dự án dù đã được quy hoạch từ lâu, nhưng do vướng diện tích đất hai lúa, nên phải chờ ý kiến chỉ đạo và quyết định của cấp trên [14].

Sơ đồ 4.3. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường hiện nay

Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường tại địa bàn huyện Hoa Lư còn có sự góp sức của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường , Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình, lực lượng cảnh sát môi trường.

Cán bộ chuyên môn TN&MT xã Ninh Vân Các ban ngành của xãNinh Vân

(kinh tế, xây dựng cơ bản, thủy lợi, giáo dục, điện,…)

Lãnh đạo thôn Trưởng thôn

Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn

Vệ sinh viên và cán bộ môi trường Hội liên gia

Hội gia đình thuần nông Hộ sản xuất (gia đình)

Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình)

Cơ sở sản xuất

trung bình (doanh nghiệp nông thôn) UBND xã Ninh Vân

Chủ tịch UBND xã Ninh Vân

Sơ đồ 4.4. Cơ cấu quản lý môi trường cấp xã hiện nay

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp xã, thị trấn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do tại cấp xã, thị trấn các cán bộ quản lý có thể đi sát từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý.

4.6. Đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại làng nghề đámỹ nghệ tại xã Ninh Vân

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w