Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân làng nghề đá mỹ nghệ NinhVân

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 60 - 68)

5 SC Nhà máy gạch Sông Chanh – Ao chứa nước thải phía sau nhà máy, thôn Tụ An, xã Trường Yên

4.4.Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân làng nghề đá mỹ nghệ NinhVân

Do môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng nên hàng nghìn hộ dân ở Ninh Vân đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Ông Nguyễn Yên Bình, Trạm trưởng trạm y tế xã Ninh Vân phân tích: Người dân nếu hít phải bụi đá thì có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, bệnh liên quan đến xoang và mắt. Tiếng ồn liên tục có thể tác động gây suy nhược thần kinh, dẫn đến ù tai, mất ngủ. Theo kết quả đợt khám sức khỏe định kỳ do trạm tiến hành, đã có hơn 30% dân số của xã mắc các bệnh viêm họng, viêm bờ mi mắt, viêm xoang.Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Yên Bình, Trạm trưởng trạm y tế xã Ninh Vân cho biết, trung bình mỗi tháng trạm có khoảng 600 – 700 lượt khám. Các bệnh thông thường người dân mắc phải là viêm da dị ứng, viêm kết giác mạc, viêm họng hạt, viêm xoang mũi…. Đáng ngại hơn, căn bệnh ung thư đang gia tăng nhanh chóng ở Ninh Vân. Theo số liệu mà trạm y tế xã cung cấp, chỉ từ năm 2007 tới nay đã có 32 ca ung thư, trong đó nhiều người đã chết. Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. Năm 2008, tỉ lệ tử vong do ung thư chiếm đến 32,7% tổng số người chết trong xã. Tuy có giảm nhưng năm 2010, tỉ lệ này vẫn còn 31,3%. Bình quân trong 9 năm gần đây, tỉ lệ chết do ung thư ở đây lên đến 25,5%. Theo ông trưởng trạm y tế xã, một trong những nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường [19].

Khi đi vào làng nghề đá mỹ nghệ dễ dàng bắt gặp những xưởng đá, nhiều xưởng có tới cả trăm công nhân đang gia công, mài, gọt, cắt đá…. Đất nông nghiệp ở Ninh Vân hạn hẹp nên nghề đá vẫn là kênh thoát nghèo cho hàng nghìn hộ dân ở đây. Để biến những khối đá to lớn tưởng chừng như vô tri vô giác ấy trở thành những sản phẩm công phu, đẹp mắt để đưa ra thị trường thì phải kể đến những khó khăn trong việc vận chuyển những khối đá to lớn từ mỏ đá về đến đại phương, rồi phải cắt xẻ,… sau đó mất hàng tháng

trời để đục, chạm khắc hoa văn, có khi mất 2 đến 3 tháng đối với những sản phẩm cần sự cầu kỳ. Có rất nhiều khó nhọc khi là thợ đá: nát tay, bật máu là chuyện thườngxuyên xảy ra, nhiều người khản giọng, mang bệnh vì bụi đá. .. Dọc theo con đường chính đi sâu vào làng, các khu sản xuất đang có hàng nghìn lao động miệt mài làm việc trong những chiếc lán được dựng bằng những tấm bạt tạm bợ. Bằng mắt thường có thể thấy được bụi đá phát tán làm cho bầu không khí ở đây có mầu trắng đục và rất ngột ngạt. Môi trường lao động không đảm bảo an toàn, trong khi nhiều công nhân chế tác đá không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, kính, khẩu trang…Bản thân người lao động không biết hết những nguy hiểm khi làm nghề đá mỹ nghệ. Chính vì thế khi tiến hành điều tra số liệu thu được bảng số liệu:

Bảng 4.16. Nhận thức của người lao động trực tiếp về trang thiết bị bảo hộ lao động năm 2013 tại xã Ninh Vân

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

1 Có được chủ sản xuất trang bị đầy đủ 18 60,0

2 Không được chủ sản xuất trang bị đầy đủ (thiếu mũ bảo hộ lao động, giầy,…)

7 23,3

3 Không được chủ sản xuất trang bị mà phải tự trang bị

5 16,7

4 Tổng số điều tra 30 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Qua bảng số liệu 4.16 cho thấy chủ sản xuất có quan tâm đến người lao động trực tiếp nhưng chưa chu đáo, cẩn thận: có 23,3% người lao động không được chủ sản xuất trang bị đầy đủ (thiếu mũ bảo hộ lao động, giầy,…) trang thiết bị lao động; 16,7% không được chủ sản xuất trang bị mà phải tự trang bị trang thiết bị lao động. Một trong những nguyên nhân được biết là do:

Hình 4.9. Nhận thức của người lao động trực tiếp về tuyên truyền cách bảo vệ sức khỏe trong lao động năm 2013 tại xã Ninh Vân

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Sau khi điều tra và tổng hợp số liệu tại hình 4.9 cho thấy: có 70% không được tuyên truyền về cách bảo vệ sức khỏe trong lao động nên vẫn còn thấy khi lao động mang đầy đủ trang thiết bị lao động thấy khó làm việc nên nhiều người không sử dụng trang thiết bị lao động hoặc mang không đầy đủ. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng bệnh tật cho người thợ đá tại xã Ninh Vân:

Bảng 4.18. Nhận thức của người lao động trực tiếp về các loại bệnh thường gặp năm 2013 tại xã Ninh Vân

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) 1 Không mắc bệnh 9 30,0 2 Bệnh về hô hấp( ho, khó thở, …) 1 3,3 3 Đồng thời mắc bệnh về mắt, da và hô hấp 9 30,0 4 Đồng thời mắc bệnh về da và hô hấp 4 13,4 5 Đồng thời mắc bệnh về mắt và hô hấp 6 20,0 6 Đồng thời mắc bệnh về hô hấp và tiêu hóa 1 3,3

7 Tổng số điều tra 30 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Bảng số liệu 4.18 cho thấy: có 30% người lao động trực tiếp cho rằng mình không mắc bệnh. Và chỉ có 3,3% người lao động trực tiếp mắc bệnhchỉ mắc về hô hấp còn lại 66,7% người lao động đá mỹ nghệ mắc đồng thời nhiều loại bệnh khác nhau; trong tất cả những bệnh thống kê được thì bệnh về hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (70%). Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức:

Hình 4.10. Nhận thức của người lao động trực tiếp về vấn đề bảo vệ môi trường năm 2013 tại xã Ninh Vân

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Vấn đề bảo vệ môi trường đang được nhiều cộng đồng và chính phủ quan tâm nhưng người lao động tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ chưa nhận thấy vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với cá nhân họ khi mà họ là những người trực tiếp sống trong môi trường đó: 56,7% không được tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường.

Không chỉ có những người làm nghề, mà tất cả người dân trong xã cũng đang phải hứng chịu những hệ lụy từ việc chế tác đá. Nhiều hộ gia đình đã phải dùng các tấm bạt lớn che trước khu nhà, bịt kín cửa, nhưng vẫn không thể ngăn bụi xâm nhập. Tiếng ồn và bụi do hoạt động sản xuất đá gây ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Do đó từ số liệu trong báo cáo hàng năm thống kê y tế xã, phường hàng năm của trạm y tế xã Ninh Vân mà tổng hợp nên bảng số liệu:

Bảng 4.19. Số liệu tổng hợp từ năm 2004 đến năm2012 Đơn vị: người Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ (%) Bệnh nhân nam 323 1289 2283 3074 3369 3656 3443 3775 3556 26 Bệnh nhân trong độ tuổi lao động 18-60 857 3419 6061 8158 8941 9702 9139 10018 9439 69 Bệnh nhân là trẻ em < 6 tuổi 273 1091 1932 2601 2851 3093 2914 3194 595 22 Bênh nhân chuyển tuyến 373 1486 2635 3546 3887 4218 3974 4355 2806 30 Tổng số bệnh nhân 1243 4956 8783 11823 12959 14061 13245 14519 13679 100

(Nguồn: Trạm y tế xã Ninh Vân, 2004 – 2012)

Qua bảng số liệu 4.19 tôi thấytrung bình khoảng 11000 lượt/ năm. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh là nữ rất cao chiếm 74% tổng số bệnh nhân. Ta có thể nói nữ giới dễ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do khả năng chống lại bệnh tật của nữ giới kém hơn nam giới. Mặt khác những người trong độ tuổi lao động cũng có số lượng người mắc bệnh nhiều hơn chiếm 69%. Do họ là những người trực tiếp tiếp xúc môi trường làm việc nên lượng bụi hấp phụ là nhiều nhất gây nên bệnh tật.

Mỗi thôn có vị trí và số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như lượng lao động về chế tác đá mỹ nghệ là khác nhau nên tỷ lệ người mắc bệnh cũng khác nhau trong sổ khám, chữa bệnh thường niên xã Ninh Vân năm 2013 và được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.20. Tỉ lệ người bệnh theo các thôn năm 2013 tại xã Ninh Vân Đơn vị: người Tên thôn Tháng1/2013 Tháng2/2013 Tháng3/2013 Tổng Tỷ lệ (%) Tân Dưỡng 1 34 30 35 99 15,90 Hệ 26 25 28 79 12,70 Thượng 24 22 26 72 11,50 Tân Dưỡng 2 18 17 19 54 8,60 Phú Lăng 18 15 20 53 8,50 Xuân Phúc 16 12 18 46 7,40 Dưỡng Thượng 15 14 16 45 7,20 Dưỡng Hạ 13 11 15 39 6,25 Xuân Thành 12 10 15 37 5,90 Đồng Quan 11 9 13 33 5,30 Vũ Xá 9 7 10 26 4,20 Chấn Lữ 8 5 10 23 3,70 Vạn Lê 6 4 8 18 2,85 Tổng 210 181 233 624 100

(Nguồn: Trạm y tế xã Ninh Vân, 2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu 4.20 cho thấy các thôn có nghề chế tác đá mỹ nghệ càng lâu đời và phát triển thì tỷ lệ người mắc bệnh càng nhiều do thời gian tiếp xúc và lượng tiếp xúc nhiều hơn so với các thôn khác: thôn Tân Dưỡng 1 là 15,90%, thôn Hệ là 12,70% trong khi đó thôn Vạn Lê là 2,85% gấp 4,5 lần.

Người thợ đá xã Ninh Vân đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nghề đá mỹ nghệ, còn những người dân trong xã Ninh Vân sống tại khu vực này qua nhiều thế hệ cũng chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng mà nhiều người vẫn chưa nhận thấy hết những hệ quả mà làng nghề đem lại. Có những người

nhận thấy sự nguy hiểm từ làng nghề đá mỹ nghệ nhưng do nhiều lý do mà họ vẫn phải chấp nhận để sống tiếp. Điều đó được thể hiện trong các bảng:

Bảng 4.21. Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về vấn đề môi trường không khí năm 2013

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

1 Chất lượng môi trường không khí (bụi đá)

nhận định là bình thường 21 52,5

2 Môi trường không khí (bụi đá) của làng nghề bị ô nhiễm nặng , ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

19 47,5

3 Tổng số điều tra 40 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Qua bảng số liệu 4.21 cho thấy làng nghề đã tồn tại và phát triển từ lâu đời cho nên người dân đã dần quen với môi trường ở đây nên có 47,5% cho rằng môi trường không khí (bụi đá) của làng nghề bị ô nhiễm nặng , ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; có 60% không khó chịu với tiếng ồn.

Bảng 4.22. Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về tiếng ồn năm 2013

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

1 Không khó chịu với tiếng ồn 24 60

2 Khó chịu với tiếng ồn 16 40

3 Tổng số điều tra 40 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm bụi và tiếng ồn được người dân đưa ra thể hiện trong bảng:

Bảng 4.23. Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về nguyên nhân gây nên các vấn đề về môi trường không khí năm 2013

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

2 Do hoạt động của làng nghề và nhà máy 3 7,5

3 Do hoạt động củanhà máy 2 5,0

4 Tổng số điều tra 40 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Bảng 4.23 cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra bụi và tiếng ồn là từ làng nghề chế tác đá mỹ nghệ chiếm tới 95% do các khu sản xuất nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, nhiều hộ gia đình đất sản xuất đá mỹ nghệ nằm một góc nhỏ trong đất ở và sát nhà ở. Các nhà máy khác cũng có trong xã nhưng ở khu riêng biệt với ống khói cao nên người dân không nhận thấy rõ. Chính vì thế người dân thường mắc các loại bệnh:

Bảng 4.24. Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về các loại bệnh thường gặp năm 2013

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%)

1 Không mắc bệnh 6 15

2 Bệnh về da (ngứa da, nổi mụn,…) 1 2,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Bệnh về hô hấp( ho, khó thở, …) 1 2,5

4 Đồng thời mắc bệnh về mắt, da và hô hấp 9 22,5

5 Đồng thời mắc bệnh về da và hô hấp 10 25,0

6 Đồng thời mắc bệnh về mắt và hô hấp 9 22,5

7 Đồng thời mắc bệnh về hô hấp và tiêu hóa 4 10,0

8 Tổng số điều tra 40 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Do người dân sống nhiều thế hệ sống tại làng nghề đá mỹ nghệ. Chính vì thế mà chỉ có 15% những người được phỏng vấn cho rằng mình không mắc bệnh gì cả, tất cả chỉ là những bệnh mà họ mắc phải là bệnh bình thường không nguy hiểm. Các bệnh về hô hấp vẫn là có số lượng lớn nhất (87,5%). Trong khi đó vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa thân thuộc đối với người dân có 60% không được tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường:

Hình 4.11. Nhận thức của người dân xã Ninh Vân về vấn đề bảo vệ môi trường năm 2013

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra, 2013)

Như vậy, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn đã gây nên nhiều bệnh tật cho người thợ đá và người dân sống trong làng nghề. Một trong những nguyên nhân quan trọng là người dân và thợ làm đá chưa nhận thức hết những ảnh hưởng tiềm ẩn mà làng nghề gây ra nên vẫn chưa tự bảo vệ được sức khỏe cho bản thân chính họ và những người xung quanh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ TẠI XÃ NINH VÂN HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH (Trang 60 - 68)