Nhóm giải pháp thứ nhất: Kết hợp phát triển kinh tế với nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)

cao phẩm chất đạo đức, lối sống

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của đạo đức đã chỉ ra rằng đạo đức là sản phẩm của xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội. Sự

hình thành, phát triển và hoàn thiện của đạo đức được quy định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người. Nói cách khác, nội dung khách quan của các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế.

Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đời sống mới viết năm 1947, đã chỉ dẫn và giải thích rất dễ hiểu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ đạo đức. Theo Người, muốn thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính thì phải tăng gia sản xuất và ngược lại, muốn tăng gia sản xuất thì mọi người phải cần, kiệm, liêm, chính. Người viết: "Tăng gia sản xuất tức là một bộ phận trong đời sống mới. Có tinh thần đời sống mới, thì tăng gia sản xuất mới thành công. Mà tăng gia sản xuất có thành công, thì đời sống mới dễ thực hiện... Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau" [31, tr.98]. Hồ Chí Minh còn nhắc nhở, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân và cán bộ.

Trong điều kiện đẩy mạnh phát triển nền kinh ở Hương Sơn hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, cơ chế thị trường cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền đạo đức xã hội. Vì vậy, cùng với phát triển kinh tế phải xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh trong mọi mặt đời sống ở cơ sở, đảm bảo công bằng xã hội, nhằm phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho phẩm chất đạo đức cách mạng tốt đẹp của đội ngũ cán bộ, đảng viên được giữ vững và phát huy, đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ mới, cụ thể:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân và cán bộ, đảng viên, tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho việc nâng cao phẩm chất đạo đức.

Hương Sơn là một huyện có cơ cấu nông nghiệp lạc hậu, để tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ thì một trong những nội dung quan trọng là làm chuyển biến căn bản cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trước hết cần có chính sách đúng đắn để tập trung mọi nguồn lực chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Sự chuyển biến này hướng vào việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững, xây dựng một nông thôn mới giàu mạnh, đảm bảo cơ sở kinh tế cho phẩm chất đạo đức cách mạng hình thành và phát triển. Sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở phải tiên phong gương mẫu đi đầu, thật sự là tấm gương về lòng nhiệt tình, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, về tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã, khắc phục khó khăn cho quần chúng nhân dân noi theo. Đối với quần chúng nhân dân, sức hấp dẫn của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới không chỉ ở đường lối, chính sách đúng đắn mà trước hết được quyết định bởi phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Trong tình hình hiện nay, để đảm bảo có một môi trường thuận lợi cho đạo đức phát triển thì tăng trưởng kinh tế luôn phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thiết thực ở từng tổ chức cơ sở đảng, từng đại phương, hướng vào các phong trào như xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh phòng và chống các tệ nạn xã hội...

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức chịu sự chi phối, quyết định của đời sống kinh tế mà trực tiếp là quan hệ lợi ích của con người. Ph.Ăngghen đã

từng khẳng định, lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức. Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào mà quan hệ lợi ích được giải quyết hài hoà thì những phẩm chất đạo đức cách mạng mới có cơ sở hình thành và phát triển. Để giải quyết đúng đắn, hài hoà quan hệ này đòi hỏi các chủ thể lãnh đạo và quản lý phải xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, cho phép vừa đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, vừa tạo ra môi trường nhân văn cho sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cách mạng.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân.

Quy chế dân chủ cơ sở được coi như là nền tảng để thực hiện dân chủ ở cộng đồng dân cư ở cơ sở, bảo đảm cho cán bộ, đảng viên chủ động phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và phát triển mọi mặt đời sống ở địa phương, xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh; phát huy vai trò chủ động, tích cực của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã... Đặc biệt, quy chế dân chủ cơ sở chính là phương tiện hữu hiệu để chống quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức trong quá trình thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hương Sơn trong những năm qua đã làm cho đời sống mọi mặt ở nông thôn có sinh khí mới. Quy chế dân chủ cơ sở thực sự là liều thuốc công hiệu trong việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước ở cơ sở, đặc biệt là lĩnh quản lý vực kinh tế; góp phần khắc phục lối làm việc tuỳ tiện, cảm tính, bệnh bàn giấy, quan liêu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực trong quản lý nhà nước ở cơ sở...

Vì vậy, để tạo môi trường thuận lợi cho việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong thời gian tới cần phải tiếp tục triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 73)