Xây dựng đạo đức cách mạng, đấu tranh chống những hiện tượng phi đạo đức

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)

tượng phi đạo đức

Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức cách mạng cho rằng, vấn đề có tính nguyên tắc đầu tiên là phải kết hợp xây đi đôi với chống, trong xây có chống, trong chống có xây mà xây là chính.

Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công nền đạo đức cách mạng trong điều kiện nước ta, một mặt phải không ngừng giáo dục, bồi dưỡng, phát triển những giá trị đạo đức mới. Mặt khác phải chú trọng đấu tranh xoá bỏ, diệt trừ những quan niệm đạo đức lỗi thời, lạc hậu, phản động do xã hội cũ để lại, những cái ác, cái xấu, những hiện tượng phi đạo đức mới nảy sinh. Người nhấn mạnh, quá trình hình thành, phát triển nền đạo đức cách mạng thực sự "là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu" [36, tr.578].

Hồ Chí Minh chỉ rõ, thực chất của xây là giáo dục, bồi dưỡng cho toàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên thấm nhuần và tự giác thực hành những chuẩn mực đạo đức mới. Đó là trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm,

chính, chí công vô tư để xây dựng nước nhà trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đạo đức phải được tiến hành một cách rộng rãi và toàn diện, từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội, nhất là ở những nơi mà phần lớn thời gian cuộc đời mỗi người gắn bó bằng hoạt động thực tiễn của mình. Những chuẩn mực đạo đức chung phải được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng đối tượng khác nhau. Người nhấn mạnh, vấn đề quan trọng trong giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Phải làm sao để mọi người đều tự giác trong việc nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình và cảm nhận sâu sắc rằng trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm "sung sướng vẻ vang nhất trên đời này". Khi ý thức tự giác được khơi dậy sẽ giúp mỗi người đấu tranh tự loại bỏ những cái thấp hèn, cái ác, cái phi đạo đức, vươn tới cái cao đẹp, cái thiện, cái đạo đức.

Theo Người, trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác, tính tốt và tính xấu, trong xã hội thì hiện tượng đạo đức và phi đạo đức tồn tại đan xen, đối chọi nhau. Vì vậy, giáo dục đạo đức phải đi đôi với đấu tranh chống lại mọi kẻ địch của đạo đức cách mạng. Đó là những căn bệnh, những vết tích xấu xa do xã hội cũ để lại như: địa phương chủ nghĩa; óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, hẹp hòi; ham chuộng hình thức, làm việc lối bàn giấy; vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm; chủ nghĩa cá nhân... Trong đó, vết tích xấu xa và nguy hiểm nhất là chủ nghĩa cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, là mẹ đẻ ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm khác. Nó là giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, dễ dàng làm cho người ta đi xuống dốc, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, vì vậy phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.

Để xây dựng đạo đức cách mạng và đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức đạt hiệu quả cao thì phải tạo thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào

như vậy: phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu năm 1952; cuộc vận động "nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu", gọi tắt là cuộc vận động "3 xây, 3 chống" năm 1963... Những phong trào đó đã thực sự lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh xây dựng đạo đức cách mạng, mang lại kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 49)