Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

Hương Sơn là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh lỵ 70km; phía Đông giáp với huyện Đức Thọ, phía Nam giáp với huyện Vũ Quang, phía Bắc giáp với huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), phía Tây giáp với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 56km. Có Quốc lộ 8A nối liền các nước trong khu vực qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, có đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam qua trung tâm huyện là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Diện tích tự nhiên 110.414 ha, trong đó diện tích đất canh tác chỉ có 10% còn lại là đất lâm nghiệp, địa hình rộng, đồi núi, khí hậu tương đối khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính (30 xã, 02 thị trấn), có dân số 121.506 người, trong đó có khoảng 150 đồng bào dân tộc Hmông và dân tộc Lào sinh sống. Là huyện có đến 80% dân số sản xuất nông nghiệp. Có 10% đồng bào theo đạo Thiên chúa và 2% tín đồ theo đạo Phật [7, tr, 2-3].

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn và giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực:

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh (bình quân 11,5%). Năm 2010, giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành ước đạt 1174 tỷ đồng (tăng 51%), thu nhập bình quân đầu người ước đạt 10 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 44,76% xuống còn 31%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tằng từ 17,4% lên 21%; thương mại, dịch vụ tăng từ 37,4 lên 48% [21, tr.1].

Song song với phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển đa dạng, góp phần nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở phát triển sâu rộng. Đến nay, toàn huyện có 19.950 gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 60,07%. Các thiết chế văn hoá được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng 247/393 khối, xóm có nhà văn hoá. Hoạt động truyền thanh - truyền hình được đổi mới về nội dung, tăng quy mô, mở rộng phạm vi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân [21, tr.3].

Công tác giáo dục luôn được chú trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng đồng bộ bằng các chương trình dự án kiên cố hoá trường học. Công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả khá cao, đến nay 59/101 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 33 trường so với năm 2005. Công tác giáo dục và đào tạo đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới. Công tác phổ cập giáo dục được triển khai tích cực, đến nay, 15/32 xã, thị đã hoàn thành các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học. Toàn huyện có 97,4% giáo viên mầm non, 99,7% giáo viên tiểu học, 99,6% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn.

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng, chất lượng điều trị ngày một tốt hơn, cơ sở vật chất phụ vụ khám, chữa bệnh được

tăng cường. Đến nay, 65,6% trạm y tế xã, thị trấn đã có bác sỹ, 90,6% trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn 0,56%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,03%. Trong 5 năm từ 2005 đến 2010 đã tạo việc làm cho 5150 lao động; xuất khẩu lao động 1150 người. Trong nhiệm kỳ qua, đã tổ chức xây dựng 498 nhà đại đoàn kết, với nguồn kinh phí hỗ trợ 9,75 tỷ đồng; huy động quỹ tình nghĩa trên địa bàn đạt trên 1,2 tỷ đồng; dư nợ nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo đến năm 2010 là 127,6 tỷ đồng [21, tr.4].

Công tác an ninh - quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở cụm tuyến an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu.

Tuy đạt được một số kết quá khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, song so với các huyện trong tỉnh và bình quân chung cả nước, Hương Sơn vẫn đang là một huyện nghèo. Sản xuất chủ yếu thuần nông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách trên địa bàn còn thấp, chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu chi. Địa bàn rộng giáp biên giới Việt - Lào, có những đơn vị hành chính cách trung tâm huyện lỵ gần 40km, đường sá đi lại khó khăn; với nhiều tổ chức cơ sở đảng (63 tổ chức cơ sở đảng), tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một số tồn tại trước đây trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, các chương trình dự án, một số chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở còn thấp và bất cập… đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Trình độ, năng lực một số cán bộ nhất là tuyến cơ sở còn hạn chế, do đó đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của địa phương.

1.3.2. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w