Chức năng và đặc điểm tâm lý của phụ nữ trong gia đình 1 Chức năng của phụ nữ trong gia đình

Một phần của tài liệu Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình (Trang 33 - 34)

I ỈRUNG TÀM THÕNG TN THƯ VỆN

1.3. Chức năng và đặc điểm tâm lý của phụ nữ trong gia đình 1 Chức năng của phụ nữ trong gia đình

1.3.1. Chức năng của phụ nữ trong gia đình

Từ xưa đến nay, gia đình vẫn được coi là tế bào của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi con người trong xã hội đều là một thành viên của gia đình, sinh ra và trưởng thành từ một gia đình nhất định. Sự tồn tại và phát triển của xã hội được phản ánh vào sự tồn tại và phát triển của gia đình. Vì vậy, ta có thể xem gia đình chính là hình ánh thu nhỏ của xã hội.

Trong gia đình, phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng. Điều đó được thể hiện ở một số chức năng như: Chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng giáo dục con cái, chức năng kinh tế, chức năng xây dựng hạnh phúc gia đình, chức năng chăm sóc sức khoẻ người già. Cụ thể là:

1.3.1.1. Chức năng tái sản xuất ra con người

Sau khi kết hôn, người phụ nữ bắt đầu bước sang một giai đoạn mới. Chức năng làm vợ, làm mẹ bắt đẩu trở thành hiện thực đối với họ. Việc sinh con đẻ cái không chí là sự duy trì nòi giống của gia đình, của dòng họ mà còn vì sự tồn tại, phát triển của cả dân tộc, đất nước. Đây là chức năng đặc thù nhất, phổ biến nhất, phức tạp nhất và cao quý nhất của người phụ nữ trong gia đình.

1.3.1.2. Chức năng giáo dục con cái

G.Bốcli nói rằng: “Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn là ở người

cha”(9:17,18 ).

Có thể nói người mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, là linh hồn của một gia đình, là người tạo dựng nền tảng tâm hồn và nhân cách cho con người ngay từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Quan hệ tình cảm mẹ con đặt nền tảng cho mối quan hệ tình cảm với gia đình, với cộng đồng xã hội. Đặc biệt, khi đứa trẻ còn bé thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng I.u A-da- rôp nói rằng “Trong 3 năm đầu đối với đứa trẻ, người mẹ vừa là sức khoe, vừa

là trường Đại học, vừa là sự phát triển mọi mặt, là nhóm giao tiếp đầu tiên của

tic .

Người mẹ thường gần gũi con hàng ngày hơn nên phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai lệch, dạy con lối sống có văn hoá, đạo đức con người như cách đi đứng, hành vi ứng xử, giao tiếp hợp với chuẩn mực xã hội, cách ăn mặc, thói quen sinh hoạt gia đình... Với thái độ dịu dàng, nhẹ nhàng, tế nhị, người mẹ đã cảm hoá thuyết phục con, giáo dục tình yêu cho con, kể cả khi con đã trưởng thành.

Theo Macarcnco, “Những gì mà bố mẹ đã làm được cho con trước lúc 5 tuổi - đó là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục”.

Một phần của tài liệu Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)