Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 46 - 52)

THEO TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3.1. Đoi mới mạnh mẽ hoạt động quản lí trong đào tạo đại học

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đối mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuấn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác định mục tiêu: Đen năm 2020, nền giáo dục nước ta được đối mới căn bản và toàn diện theo hướng chuấn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,... (Chính phủ 2012). Thế hiện đối mới quản lý giáo dục nói chung và đối mới quản lý giáo dục đại học nói riêng là rất cấp thiết và cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục họp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuấn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng XHCN và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù họp với nhu cầu phát triên công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tố quốc và hội nhập quốc tế.

2.3.2. Đôi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đại

Đối mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập ở các trường đại học học và cao đắng nước ta hiện nay đang là một một vấn đề cấp bách. Mục tiêu của sự đối mới là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế của nước ta, nhằm khắc phục việc giảng dạy theo lối truyền thụ một chiều theo kiếu, thầy đọc, trò ghi, thầy giảng trò chép mà hiện nay xã hội đang phê phán gay gắt.

Đối mới chương trình đào tạo trong những năm gần đây diễn ra trên diện rộng. Chúng ta có điều kiện tiếp cận nhiều chương trình đào tạo của các nước phát triển, điều này đã tác động tích cực đến việc đối mới chương trình đào tạo của các trường trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục đổi mới.

Một là, chương trình đào tạo của các trường bắt buộc phải tuân thủ chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Hai là, trong xu hướng hội nhập hiện nay, chương trình đào tạo của các trường nên bắt đầu tiếp cận khả năng liên thông với chương trình đào tạo của các nước trong khu vực và thế giới.

Ba là, đội ngũ xây dựng khung chương trình khung của Bộ là lực lượng nòng

cốt của các trường Đại Học lớn trong cả nước. Vì vậy, Bộ giáo dục cho phép các trường tự chủ trong xây dựng chương trình đào tạo của mình, đặc biệt tự chủ hoàn toàn trong giai đoạn chuyên ngành, chỉ bắt buộc một số các môn học lý luận chính trị, giáo dục thế chất, giáo dục quốc phòng trong giai đoạn đại cương.

Trong chương trình khung của Bộ, nội dung môn học nên được mô tả vắn tắt, mang tính định hướng và giới thiệu tống quát kiến thức cung cấp cho người học. Nội dung chi tiết các môn học nên giao cho các trường tự xây dựng.

Nội dung giáo dục đại học ngày nay mang tính hiện đại và phát triển, phương pháp giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo và tạo điều kiện đế họ có khả năng tự học suốt đời.

Trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật cách học và dạy ở bậc đại học cần phải thay đối, cần chú trọng kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết đế người học biết cách chọn, thu nhập và xử lí thông tin lấy từ môi trường xung quanh.

Hiện nay, việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới đế nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người - từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp.

Trước khi đề xuất một phương pháp giảng dạy mới nào đó, chúng ta hãy tìm hiểu về phương pháp giảng dạy truyền thống đã từng tồn tại rất lâu trong nền giáo dục Việt Nam để thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc đại học hiện nay.

Phương pháp giảng dạy truyền thống còn được gọi là Phương pháp thuyết trình. Phương pháp này là mô hình giảng dạy trong đó giảng viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa... Phương pháp thuyết trình đã có những nền tảng hỗ trợ từ một số công trình nghiên cứu về giáo dục.

Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin, kiến thức... thông qua khả năng nghe và nhìn. Cơ sở khoa học của phương pháp này là khi thông tin và kiến thức đến bộ não của con người, chúng sẽ được biến đổi và lưu vào bộ nhớ ngắn hạn hoặc bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ ngắn hạn là nơi mà trạng thái tư duy có ý thức diễn ra. Bộ nhớ dài hạn là nơi mà thông tin được lưu trữ. Thông tin có thế được truy cập lại khi cần thiết.

Ngày nay, đã có nhiều phương pháp hiện đại để kết hợp với phương pháp thuyết trình và tùy thuộc vào bài học, môn học, ngành học, bậc học... mà giảng viên chọn lựa sự kết hợp hợp lý. Đó là:

Trong phương pháp kết hợp này, giảng viên cung cấp cơ sở lý thuyết nền tảng. Sinh viên được chia theo nhóm từ 5 đến 6 sinh viên một nhóm. Mỗi nhóm sẽ chọn (hoặc được giao) một đề tài nào đó có liên quan đến nội dung môn học rồi tự phân chia công việc trong nhóm cho các thành viên đế tiến hành việc tìm hiểu những nội dung lý thuyết liên quan đến đề tài qua sách, giáo trình, ấn phấm nghiên cứu khoa học... tìm hiếu thực tế xem các doanh nghiệp, tố chức hiện đang thực hiện công việc liên quan đến đề tài như thế nào với những bằng chứng là thông tin, số liệu, hình ảnh... thực tế cụ thể thông qua tiếp cận doanh nghiệp thông tin doanh nghiệp trên Internet, thị trường chứng khoán... Nhóm sẽ hội ý đế so sánh, phân tích nội dung đề tài trên lý thuyết và nội dung đề tài trong thực tế tại doanh nghiệp có gì giống nhau, khác nhau, có điểm gì tốt điểm gì chưa tốt... Sau đó các nhóm sẽ viết lại thành báo cáo môn học kèm nhận xét, đánh giá hay đưa ra ý kiến của nhóm về đề tài này. Cuối cùng các nhóm sẽ thay phiên nhau trình bày nội dung báo cáo môn học mà nhóm đã thực hiện đế nhận được những ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi chất vấn của các nhóm khác và của giảng viên. Nhóm sẽ thảo luận và trả lời các câu hỏi được đặt ra. Nếu nội dung trả lời của nhóm chưa thật sự thỏa đáng hay có sự hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề... thì giảng viên sẽ hỗ trợ thêm.

Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp làm việc nhóm sẽ kích thích vai trò chủ động của người học. Sinh viên là người chủ động tìm tòi, suy nghĩ, nhận định, phân tích, tống hợp, đánh giá... đề tài của nhóm mình và cả đề tài của các nhóm khác.

Thứ hai, phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp sử dụng tình huống: Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể cần phải đưa ra quyết định. Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau mà chủ thế đó phải cân nhắc khi ra quyết định với những thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó. Một số thông tin trong tình huống có thể được cố tình bỏ sót, cho phép tình huống có thể có nhiều phương án khả dĩ.

Tình huống thường trình bày một sự mâu thuẫn xung đột, đặc biệt là sự căng thắng giữa nhũng phương án hành động khác nhau mà nhũng phương án này có thế tạo ra những quan điểm, lợi ích và những giá trị khác nhau trong sự mâu thuẫn và nó đòi hỏi phải được giải quyết bằng một quyết định. Thông thường các tình huống được trình bày trong các ấn bản. Hiện nay, ngày càng có nhiều tình huống được trình bày dưới dạng phim, băng video, CD ROM...

Các tình huống yêu cầu các sinh viên đóng vai của nhân vật chính và ra một hoặc nhiều quyết định quan trọng.

Phương pháp tình huống là một quá trình gồm ba bước: chuấn bị cá nhân, thảo luận nhóm nhở và thảo luận cả lớp. Học bằng tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo luận. Nó cho phép người tham dự học bằng cách thực hành. Bằng việc đóng vai các nhân vật trong tình huống, sinh viên có cơ hội nhập vai và gánh trách nhiệm của những con người cụ thế trong những tổ chức cụ thể.

Phương pháp tình huống cho phép sinh viên tham gia vào quá trình ra quyết định mà người ta phải thực sự đương đầu trong một tố chức thật, có quyền sở hữu, cảm giác được áp lực, nhận rủi ro và trình bày ý tưởng của mình với người khác giúp buối học có sự trao đôi thông tin đa chiều. Các tình huống giúp sinh viên phát triển lòng tụ’ tin, khả năng suy nghĩ độc lập và họp tác trong công việc với đồng nghiệp. Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng là công cụ tuyệt vời đế giảng viên kiểm tra kiến thức lý thuyết và những hiểu biết sâu sắc hon của sinh viên.

Thứ ba, phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp thực tập sinh:

Học phải đi đôi với hành, lý thuyết không thế tách rời thực tế. Thực hiện phương châm này, bên cạnh hai đợt thực tập chính trong chương trình đào tạo của sinh viên, ở từng môn học giảng viên có thế kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp thực tập tại doanh nghiệp bằng cách giao đề tài và yêu cầu các nhóm sinh viên phải đến doanh nghiệp thực tập để thực hiện đề tài được giao và nộp báo cáo cho giảng viên hoặc trình bày kết quả trước lớp.

Đe hỗ trợ phương pháp này, nhà trường cần hợp tác nhiều hơn và sâu hon với một số doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp các yêu cầu, mục tiêu, nội dung... thực tập. Nhà trường hợp tác với doanh nghiệp đế thiết kế ra các nội dung thực tập phù hợp với nội dung các môn học hay yêu cầu đào tạo của trường.

Kinh nghiệm ở các quốc gia phát triến người ta đã sử dụng mô hình “trường học trong công ty và công ty trong trường học” đế việc thực hiện những nội dung như trên sẽ dễ dàng hơn.

2.3.3. Phát huy tình thần, thái độ tự học nghiêm túc và khoa học

trong sinh viên

Một là, tự học là hình thức tố chức dạy học, có quan hệ chặt chẽ với các hình thức tố chức dạy học khác và là hình thức tổ chức dạy học cơ bàn ở đại học. Tự học là một trong những kỹ năng học tập cơ bản nhằm giúp cho sinh viên giải quyết các nhiệm vụ học tập trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ.. .và có khi cả bẳp cơ (khi sử dụng công cụ) cùng các phấm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khố, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi...) để chiếm được một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vục đó thành sở hửu của mình.

Ba là, vấn đề tự học của sinh viên đã có rất nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và mọi lực lượng giáo dục luôn nghiên cún tù’ trước đến nay. Trên cơ sở kế thừa và phát triến các kết quả về hoạt động tự học.

Bon là, hoạt động tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập, là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vũng tri thức, kỹ năng, thái độ do chính người học tiến hành. Người học tự quyết định mục tiêu, tự hoạch định tiến trình học tập, tự’ lựa chọn phương pháp học tập và tự mình kiếm tra, kiểm soát, đánh giá. Tự học chính

là một những phẩm chất quan trọng mà bất kỳ trường đại học nào cũng cần phải trang bị cho sinh viên.

Biện pháp:

Tăng cường giáo dục nhận thức về tự học, hình thành phương pháp tự học của sinh viên để xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong toàn trường.

Nâng cao vai trò chủ thể quản lý hoạt động tự học; tăng cường quản lý chất lượng dạy học đế quản lý đội ngũ giảng viên trong việc tố chức dạy học; cải tiến phương pháp, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tạo các điều kiện phù họp thúc đấy hoạt động tự học.

Chỉ đạo lập kế hoạch tố chức tự học của tập thể lóp và kế hoạch tự học của cá nhân. Phát huy tính tự chủ của sinh viên và giảng viên trong việc quản lý, thực hiện kế hoạch tự học.

Tăng cường quản lý nội dung tự học theo kế hoạch chung, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên cải tiến phương pháp tự học cho phù họp với trình độ của mình.

Bồi dưỡng khả năng tự quản học tập của tập thể lớp, nâng cao uy tín và trách nhiệm của cán sự lóp trong việc tố chức tự học của lóp, phát huy vai trò tụ1 chịu trách nhiệm của từng nhóm và tính tự’ giác tự chủ cho sinh viên trong tự học.

2.3.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học đủ đức - tài, vừa “hồng”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w