Thời cơ và thách thức đối với công tác đào tạo đại học khi Việt Nam hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 33 - 36)

THEO TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC

2.1.2. Thời cơ và thách thức đối với công tác đào tạo đại học khi Việt Nam hội nhập quốc tế

2.1.2.1. Thời cơ ♦> Thế giới

Một là, giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục...

Hai là, sự phát triển của khoa học công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Phát triến giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở đế thực hiện chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.

Ba là, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi đế tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tố chức quản lý tiên tiến của nước ngoài đế nhanh chóng tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bổn ỉà, Đại hội IX của Đảng họp tại Hà Nội tù’ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm

2001, tiếp tục khắng định phát triến khoa học và công nghệ cùng với phát triến giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.

Song bên cạnh đó công tác giáo dục của nước ta vẫn còn chưa theo sự phát triến khoa học công nghệ trên thế giới, nguồn nhân lực thấp chưa đáp ứng được cho sự phát triến của nền kinh tế thế giới.

♦> Trong nước

Một là, từ năm 1986, Việt Nam chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách này có tác động không nhỏ đối với sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước đi quan trọng trong việc đa dạng hóa các chương trình

giáo dục đại học, các loại hình bằng cấp do cơ sở cấp, các hình thức sở hữu trong giáo dục (cho phép thành lập các trường ngoài công lập và nguồn kinh phí (cho phép thu học phí) của giáo dục đại học. Nhờ đó các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã được tổ chức tốt hon, đa dạng về loại hình và phương thức hoạt động trên cơ sở của nguồn lực tài chính được gia tăng. Khi kinh tế xã hội chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô, thì đào tạo đại học cũng phải có chuvển biến tương ứng. Hệ thống giáo dục đại học phải đảm nhiệm đào tạo nhân lực không chỉ cho Nhà nước mà còn phục vụ nhiều thành phần kinh tế khác.

Hai là, ngoài những loại nhân lực được đào tạo theo kiểu đơn hàng thì phần lớn sản phẩm đào tạo ra cần có khả năng thích nghi cao với thị trường lao động. Đào tạo nhân lực ngành sư phạm có thế xem là một hệ thống con nằm trong xu thế chung như vậy của giáo dục đại học. Thực tế hiện nay sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp không phải thực hiện theo sự phân công của Nhà nước mà họ phải tự tìm kiếm việc làm.

Ba là, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, mong muốn đối mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" (Hiện nay, ở nước ta, số người trong độ tuối lao động gấp đôi số người trong độ tuối nghỉ hưu) và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Bon là, cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đối sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đế đối mới căn bán, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tố chức giáo dục), đối mới quản lí giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học.

Năm là, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những

mô hình giáo dục và quản lí giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục.

Nhân dân ta với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo.

2.1.2.2. Thách thức Một là, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo.

Hai là, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triền không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đắng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền.

Ba là, tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục.

Bốn là, khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ấn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w