THEO TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC
2.2.1. Những thành tựu trong nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay và nguyên nhân của thành tựu
hiện nay và nguyên nhân của thành tựu
2.2.1.1. Thành tựu
Chất lượng sinh viên:
Sinh viên hiện nay nhạy bén trong thời cuộc, không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, mà họ còn tiếp thu những cái hay trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật. Sinh viên có tính tự giác cao trong học tập, họ nhận thức được học là để có kiến thức chứ không phải để đối phó.
Trong học tập, sinh viên không ngừng đối mới phương pháp học, chính vì vậy đạt được hiệu quả cao và lĩnh hội kiến thức nhanh. Chính vì vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường có trình độ chuyên môn cao.
wSinh viên Việt Nam chăm chỉ, muốn tự ỉập và khắng định hản thân. Ngoài việc hoàn thành tốt công việc học tập ở trường sinh viên còn tìm kiếm các công việc làm thêm như: gia sư, làm tiếp thị... đế kiếm thêm thu nhập và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân là tiền đề sau khi ra trường dễ thích ứng với môi trường.
Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thế thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước.
Chất lượng giảng viên Một là, giảng viên được tăng lên về chất lượng và đào tạo. Tỷ lệ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu rộng, có năng lực quản lý ngày càng được nâng cao, số giảng viên dạy giỏi và tham gia nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ chuyên môn được nâng lên. Trình độ sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) đang có xu hướng phát triển trong lực lượng giảng viên trẻ.
Hai là, đội ngũ giảng viên nhà trường đã phát huy mạnh những mặt tích cực. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng và Hồ Chí Minh lựa chọn, hăng hái thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ba ỉà, đa số cán bộ, giảng viên giữ vững đạo đức cách mạng “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, “yêu ngành yêu nghề, thương yêu học sinh, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp”
♦> về việc thực hiện các thế chế, chính sách của Nhà nước:
Cùng với việc triển khai chỉ thị 296/CT-TT về đối mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2020, đến hết ngày 15/8/2010 đã có 311 trường ĐH-CĐ báo cáo tình hình triên khai thực hiện (đạt 76,4%) trong đó có 300 trường (đạt tỷ lệ 96,5%) thành lập Ban chỉ đạo đối mới công tác quản lý, có 183 trường (đạt tỷ lệ 58,8%) xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; có 218 trường (đạt tỷ ]ệ 70,1 %) tô chức xây dụng, rà soát, bô sung các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020 [21].
Ngân sách dành cho giáo dục đại học tăng cao, đặc biệt là việc triển khai cho sinh viên vay vốn ưu đãi. Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức tăng cho vay ưu đãi từ 800.000đ/sinh viên/tháng lên 860.000đ/sinh viên/tháng. Theo báo cáo của nhà chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010 có 1.915.774 sinh viên của 1.723.782 hộ gia đình được vay vốn, với tống dư nợ là 23.745.595 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các chương trình trao học bống cho sinh viên nghèo vượt khó, lựa chọn sinh viên ưu tú đào tạo ở nước ngoài... [21].
Cần chú ý về tiến trình đối mới giáo dục đại học Việt Nam trong hai mươi năm qua mang hai đặc trưng chủ yếu: 1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 - Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Vì vậy, tố chức và hoạt động giáo dục đại học đã có sự thay đối căn bản,
hướng tới sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Giáo dục đại học không còn bó hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế khác và nhu cầu học tập của nhân dân. Từ đó, giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được.
>
♦ về số lượng các trường đại học
Theo số liệu của Tống cục thống kế, nếu như trong năm 1995 chỉ có 109 trường ĐH-CĐ công lập trên phạm vi toàn quốc, và không có trường ngoài công lập thì đến năm 2000 con số này là 148 trường công lập, 30 trường dân lập, và năm 2009 là 326 trường công lập, 77 trường dân lập. Đen nay, đã có 40/63 tỉnh thành có trường đại học (đạt tỷ lệ 63%), 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt tỷ ỉệ 98%) và 62/63 tỉnh thành có ít nhất 1 trường đại học hoặc cao đắng (đạt tỷ lệ 98%). Riêng 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 150 trường ĐH, CĐ chiếm 40% cả nước. Năm 1995, số sinh viên được tuyển mới là 298 nghìn người, trong đó số sinh viên tốt nghiệp là 58,5 nghìn người, thì năm 2000 là 899,5 nghìn người tuyển mới, 162,5 nghìn người tốt nghiệp, và năm 2009 là 1796,2 nghìn sinh viên tuyển mới, 246,5 nghìn sinh viên tốt nghiệp, số giáo viên năm 1995 là 22,8 nghìn người, năm 2000 là 32,2 nghìn người và năm 2009 là 65,1 nghìn người [21]. Đây là những con số thề hiện sự phát triển rất lớn của nền giáo dục đại học nước nhà.
Đồng thời, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể thấy giáo dục đại học không bó hẹp trong hình thức các trường công lập mà đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường ngoài công lập. Một trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 -2020 là “phát triển mạnh các trường đại học, cao đắng ngoài công lập. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để mọi tố chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng”. Nghị quyết số 5/2005/NQ-CP đặt chỉ tiêu định hướng đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên đại học tư thục chiếm khoảng 40% tống số sinh viên cả nước, điều đó cũng có nghĩa là chuyến đại học
tư thục từ vị thế nhở bé hiện nay sang vị thế mới, khỏe và vững chắc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
>
♦ về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phát triến kinh tế xã hội đất nước. Trong năm 2010 vừa qua, đã có hơn 960 bài báo và công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp trí quốc tế, gần 4.100 bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạo trí khoa học trong nước.
Bên cạnh đó, công tác khuyến khích nghiên cứu khoa học tại các trường cũng rất được chú trọng. Đó là việc thực hiện các buổi hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường. Đây là việc không khó thực hiện và thực tế đang được các trường áp dụng thường xuyên.
2.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Đối mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng. Đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị về giáo dục và đào tạo quan trọng được ban hành và đi vào cuộc sống. Đáng chú ý là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII), Thông báo Kết luận số 242 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 15/9/2009. Đảng đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục...
Thứ hai, nước ta đã tiến hành các cuộc cải cách và đối mới giáo dục: Cải cách giáo dục lần thứ nhất vào năm 1950 nhằm xây dựng một nền giáo dục mới do dân và vì dân. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) nhằm “...đào tạo, bồi dưỡng thế hệ
thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với Tố quốc...”. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba bắt đầu từ 1979, tiến hành trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ tư tại Đại hội lần thứ XI (2011), tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội.
Thứ ba, nước ta thực hiện xây dựng bộ tiêu chuấn nghề nghiệp của giảng viên đại học; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư phạm.
Thứ tư, đấy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học, gắn nghiên cứu khoa học với đối mới nội dung, phương pháp giảng dạy.