1.2.4.1. Học đi đôi với hành
Là một nhà giáo dục, Hồ Chí Minh thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc kết hợp học với hành. Bởi theo Người, nó không chỉ là sự củng cố mà còn mở ra những triển vọng mới trong việc nhận thức thực tiễn và cải tạo thực tiễn, hình thành nhân cách con người mới.
Ngay từ năm 1947 trong Sửa đôi lối làm việc Người đã nói: “Một người học xong Đại học có thê gọi là có tri thức. Song y không biết làm ruộng, không biết làm
công, không biết đảnh giặc, không biết nhiều việc khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế y không biết gì cả. Thế là y chỉ có tri thức một nửa.Trỉ thức của y là tri thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn.Y muôn thành người tri thức hoàn toàn phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế” [6; 235]. Người thường xuyên nhắc nhở: “Học phải đi đôi với hành”. Người khuyên học sinh không nên học vẹt, học gạo. Theo Người, nếu kết họp được phương pháp này thì người học sẽ đạt được hiệu quả cao. Vì cùng một lúc sẽ hình thành cả tri thức lẫn kĩ năng thực hành.
1.2.4.2. Lý luận gan liền với thực tiễn
Trong quá trình giáo dục và chỉ đạo giáo dục, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người phải tránh căn bệnh lý luận, Người nói: “Thong nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [9; 496]. Người chỉ rõ, nếu kém lý luận hoăc coi khinh lý luận, không gắn lý luận với thực tiễn thì chúng ta rất dễ mắc phải căn bệnh chủ quan, duy ý chí: “Lý
luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tề' [16; 63]. Với Hồ Chí Minh việc gắn liền lý luận với thực tế chính là quy luật hình thành nhân cách con người.
1.2.43. Học tập kết hợp với lao động sản xuất
Neu như nhà trường của chế độ cũ chỉ đào tạo ra những con người mọt sách, coi khinh lao động, tách rời lao động chân tay. Thì ngược lại, nhà trường XHCN phải đào tạo ra lóp người mới, vừa biết kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, Người dạy: “Lao động chân tay cũng phải có vãn hóa, mà người lao động chí óc cũng phải làm được lao động chân tay. Nếu lao động trí óc không làm được lao động chân tay và lao động chân tay không có trí óc thì đỏ là người bán thân bất toại” [10; 173], và “Nhà trường của chúng ta là nhà trường XHCN, đó ỉà nhà trường học đi đôi với lao động” [10; 295].
Đây là một định hướng lớn trong phương pháp giáo dục. Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường như vậy đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Mặc dù ở mỗi môi trường đều có những phương pháp giáo dục đặc thù, song tất cả đều góp vào hình thành nhân cách con người toàn diện.
Năm 1950 trong bài Nói vê công tác huân luyện VCI học tập, trả lời câu hỏi “Học ở đâu”, Người nói: “Học ở trường, học sách vở, học lân nhau và học nhân dân. Không học nhân dân là một thiếu sót rất ló72” [8; 98].
Trong hoạt động giáo dục, giáo dục nhà trường là quan trọng nhất, nhưng theo Người, đế con người phát triển toàn diện nhất thì cần phải kết hợp cả ba môi trường giáo dục: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình đê giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tot hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tot mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [9; 394].
Đối với mỗi người, Người quy thành trách nhiệm trong việc hỗ trợ giáo dục, Người nói: Môi người chủng ta đề phải nhận trách nhiệm góp phẩn vào việc giáo dục. Do đó, cần phải liên hệ chặt chẽ việc giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa nhà trường với các đoàn thế, trước hết là đoàn thê thanh niên.
1.2.4.5. Gắn giáo dục với tự giáo dục Trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, Người đế lại những ý kiến rất quý báu về vấn đề tự học, tụ’ đào tạo.
Bản thân cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về quá trình tự học, tụ’ đào tạo. Người đến với Chủ Nghĩa Cộng sản bằng một quá trình tự học. Tới dự Đại hôi VII Quốc tế cộng sản (1935) với bí danh là Lin, khi khai thác lý lịch trả lời câu hỏi: trình độ học vấn (Tiếu học, Trung học, Đại học), Người ghi: Tự học. Tiếp theo câu hỏi: Đồng chí biết ngoại ngữ nào? Người ghi: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ỷ, Đức, Nga.
Năm 1959 nói chuyện với sinh viên Đại học Bắc Đung (Inđônêxia) về tự học, Người kể: Tôi sẽ nói vài lời với các bạn. Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học. Tôi đã
đi du lịch và đế làm việc, đó là Trường Đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội... khoa học quân sự... lịch sử... chính trị...
Sau này, khi về nước và trở thành Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vào năm 1947 trong tác phấm Sửa đôi lối làm việc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách học tập: Tô chức từng ban cao cấp hoặc trung cấp. Lấy tự học làm cot. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào Và muốn làm được như vậy thì phải “Sắp xếp thời gian và bài học cho từng lớp đó, phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau, mà không xung đột với nhau ” [16; 67]
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người là phải thường xuyên tự học tập “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn công tác lý luận vói thực tiên. Không ai có thê tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết roi. Thề giới ngàv càng đỏi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta tiếp tục học và hành đế tiến bộ kịp nhân dân” [9; 215].
Tiểu kết chương 1
Trên đây là những cơ sở lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Những tư tưởng đó như đã trình bày là ngọn đèn pha soi sáng con đường đối mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chương này khóa luận đã tìm hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đe chúng ta thấy nền giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại và tư tưởng này của Người đã được tích lũy qua cuộc hành trình lâu dài của từng giai đoạn lịch sử. Tìm hiếu về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, chúng ta thấy rằng từ sự phê phán nền giáo dục phong kiến lỗi thời Người đã chỉ ra mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục mới, nền giáo dục được tiếp thu tinh hoa tư tưởng giáo dục dân tộc và nhân loại. Người đã chọn lựa và cải biến cho phù hợp với mục tiêu, điều kiện của Việt Nam. Tiếp thụ nền giáo dục phương Tây, vận dụng sáng tạo làm phát tri en và phong phú hơn tư tưởng giáo dục của