Những hạn chế trong nâng cao chất lưọng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 42 - 46)

THEO TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC

2.2.2.Những hạn chế trong nâng cao chất lưọng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay và nguyên nhân

nay và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

♦> về thế chế, chính sách và các cấp quản lí

Một là, hệ thống văn bản quy phạm chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, thiếu

khả thi và chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước.

Hai là, luật giáo dục năm 1998 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1999 nhưng sau hơn 1 năm mới có quy định hướng dẫn thi hành, sau gần 2 năm mới có quy chế trường đại học dân lập. Hon 5 năm sau mới có quy chế về việc tố chức và hoạt động của trường ĐH tư thục, và đến nay, sau 12 năm nghị định về trường của tố chức chính trị, lực lượng vũ trang vẫn chưa có.

Ba là, trong điều kiện như vậy nhưng tù’ năm 1998 đến 2010, đã có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn. Còn lại 248 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn và 50/64 trường thành lập

mới là trường ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 78.1%, khoảng 20% số trường mới chưa xây dựng, phải thuê mướn cơ sở đào tạo và hầu hết thiếu diện tích cho sinh viên vui chơi và hoạt động thế dục thế thao. Thế nhưng, từ 1987-2009, số sinh viên đã tăng 13 lần, số giảng viên tăng 3 lần. Do đó, điểm trúng tuyền của nhiều thí sinh chỉ là từ 9-10 điểm (3 môn) và tại nhiều trường, nhiều giảng viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết/năm. Đáng chú ý, trong tống số 61190 giảng viên đại học mới có 6217 tiến sỹ (10,16%), 22831 thạc sĩ (37,31%) và 2286 giáo sư, phó giáo sự (3,74%) trong khi mục tiêu quy hoạch mang lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006- 2020 đặt ra là đến năm 2015 phải có ít nhất 50% giảng viên trình độ tiến sỹ ở bậc ĐH [21].

Bốn là, sau một thời gian đối mới, tư tưởng quan liêu bao cấp duy ý chí vẫn còn tàn dư, khoa học quản trị chất lượng chưa đi vào nền nếp. Lãnh đạo Bộ cũng như cấp trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục, vẫn còn quyết định theo cảm tính hoặc duy ý chí. Các khâu định hướng, mục tiêu, kế hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý nhân sự về chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Tính chuyên môn hiệu quả chưa thật sự được coi trọng.

Năm là, căn bệnh thành tích cũng là một trong những căn bệnh tồn tại ăn sâu vào nền giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Hiện nay chúng ta đã khá quen thuộc với các căn bệnh khi đề cập đến ngành giáo dục: “bệnh thành tích, bệnh đấu đá bệnh thiếu trung thực...”. Các hiện tượng tiêu cực tồn tại khắp nơi, kế từ thầy đến trò.

♦> vềphươỉĩgpháp dạy học và chương trình học

Một tó, hầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức và kiểm tra trí nhớ mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo cho sinh viên. Chưa hướng dẫn được cho sinh viên phương pháp học tập, khuyến khích sinh viên tự học. Không lấy sinh viên làm trung tâm, trong quá trình dạy học. Không quan tâm đến thực hành, thực tập.

Hai là, chương trình học nặng tính lý thuyết, tính thực hành thực tiễn không cao. ít có những phương pháp khuyến khích được tinh thần tập thế, sáng tạo của sinh viên.

Mặc dù nhiều trường đã thực hiện gảng dạy theo hình thức tín chỉ, nhưng vẫn chỉ là hình thức. Sinh viên không được tự do chọn chương trình học cho mình mà phải theo quy định của trường.

Ba là, nội quy đào tạo cũng không còn phù họp với tinh thần thực tiễn. Giáo trình biên soạn cho thấy còn thiếu chuyên môn, chưa thiết thực, chưa đáp ứng được yêu cầu đối mới và hội nhập.

♦> Đội ngũ giảng viên

Một là, chất lượng đội ngũ giảng viên Việt Nam so với thế giới chưa cao. số lượng giảng viên ngữ học vị tiến sĩ hay các học vị sau đại học chưa nhiều.

Hai là, đội ngũ giảng viên ở Việt Nam còn yếu kém về nghiên cứu sáng tạo, ít người say mê nghiên cứu và giành thời gian cho công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó hiên tượng đấu đá, tranh giành, cũng như nhiều hiện tiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở một bộ phận giảng viên của các trường.

♦> về sinh viên

Một là, rất ít sinh viên được học đúng sở trường và sở thích của mình, và trường cũng không chọn được sinh viên mà mình muốn đào tạo. Sinh viên chỉ học để đối phó, cho qua, trở thành bệnh thành tích, thiếu thực chất... Theo một nghiên cứu thì có tới 64% sv chưa tìm được phương pháp học phù hợp; 55,9% sv thường suy ngẫm đế tìm ra phương pháp học phù hợp và hiệu quả; 68,2% sv thường suy nghĩ về việc học cho hiệu quả, nhưng chỉ có 36% sv được khảo sát cho rằng mình đã tìm được phương pháp học phù hợp, còn lại vẫn mơ hồ [21].

Hai ỉà, hầu hết sinh viên chưa chủ động trong việc học: 31,6% sv nghiên cứu biểu lộ phong cách học thụ động, ngại đưa ra ý kiến khi học và thảo luận [21].

Ba là, sinh viên còn yếu ở các kỹ năng: Thuyết trình, sử dụng máy tính, viết báo cáo tham luận, và vận dụng vào thực tế.

thế thấy cơ sở vật chất của các trường đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn rất sơ sài, lạc hậu từ quy mô đến chất lượng, tính hiệu quả cũng không cao.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, do năng lực tài chính hạn hẹp của ngân hàng nhà nước không cho

phép tăng đầu tư đế đảm bảo đủ cho chi phí giáo dục và đào tạo. Suất đầu tư thực tế từ ngân sách nhà nước chỉ đạt từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/sinh viên, gộp cả học phí theo mức tối đa trong hàng chục năm qua là 1800000 đồng/năm thì suất đầu tư mới chỉ đạt gần 200USD/năm. Ớ hầu hết các trường, suất đầu tư/sinh viên cao nhất bằng học phí, thường dao động khoảng 4-7 triệu đồng/năm. Theo phản ánh của đại học Y- Dược cần Thơ, trước đây trong giờ thực hành giải phẫu, mỗi sinh viên được thực hành trên 1 con ếch, 5 sinh viên thực hành trên 1 con chó. Nay do đầu tư thấp, 10 sinh viên mới có 1 con ếch và 30 sinh viên mới có 1 con chó [21].

Thứ hai, sự lạc hậu trong quản lý. Theo đó từ năm 2006 bắt đầu khởi động và đến thời điểm này, hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục mới tiến hành thấm định được 20 trường ĐH song đến nay kết quả này vẫn chưa được công bố. Đoàn giám sát cũng nhận định, hệ thống quản lý giáo dục hiện nay còn cồng kềnh, nhiều phân tán. Trong tống số 412 trường ĐH, CĐ Bộ giáo dục và đào tạo quản lý 58 trường (14%), các bộ ngành khác và các doanh nghiệp quản lý 134 trường (31,8%), hai trường ĐH quốc gia quản lý 13 trường (0,31%) và 77 trường ngoài công lập không có cơ quan chủ quản (18,6%) [21].

Thứ ba, chưa tạo được cơ chế thích ứng cho các trường, việc quản lý của Bộ còn ôm đồm, chưa hiệu quả. Chưa tạo ra được sự tách biệt về quyền tự chủ của các trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đôi khi không đúng chức năng, quyền hạn, hoặc không sâu sắc, dẫn đến vẫn còn tồn tại nhiều gian lận, và bệnh thành tích.

Thứ tư, bên cạnh đó ý thức học tập, nghiên cứu của sinh viên không cao. Chưa xây dựng được phương pháp học phù hợp. Đội ngũ giảng viên không tâm huyết với nghề, không tạo được tinh thần học tập cho sinh viên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay (Trang 42 - 46)