THEO TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC
2.1. Tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện
A • o O • o • o • • • •
nay ở nước ta
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Đào tạo
Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thê
thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thế một cách hoàn hảo hơn.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thề, đế người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống đế chuấn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hon khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuối nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
* Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo và của cả ngành giáo dục & đào tạo. Có thể nói đó là vấn đề sống còn của các cơ sở đào tạo. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện giảng dạy và học tập, người học, người dạy, ... và cần sự nổ lực từ nhiều phía.
* Chất lượng đào tạo đại học
Theo bộ GD - ĐT thì “Chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường Đại học”.
Chất lượng đào tạo đại học là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng nhu cầu xã hội. Các đặc tính vốn có là: phấm chất đạo đức, sức khỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường.
Đe đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như: kết quả học tập, khả năng của sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu công việc, có kiến thức kỹ năng, phấm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kĩ năng nghề nghiệp... đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động chất lượng cao của đất nước.
Trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam như: - Nhân tố bến ngoài:
+ Kinh tế thế giới: Sự phát trien của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới sự phát trien của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp và cơ hội cũng như nhu cầu việc làm.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ: Sự phát triển của kinh tế toàn cầu kéo theo khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khoa học nhanh chóng, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao.
+ Toàn cầu hóa: Do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chất lượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuấn quốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới.
+ Văn hóa xã hội: Ánh hưởng tới việc ra quyết định quản lí của Bộ GD việc thực hiện các quy định đó tại các trường. Nó có ảnh hưởng tới cách làm việc của các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trường đại học hiện nay.
+ Cơ chế chính sách: Buộc các trường phải tuân theo các tác động mạnh mẽ tới phương hướng phát triến của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có phương hướng phát triển phù hợp.
- Nhân tố bên trong:
+ Chiến lược đào tạo, mục tiêu, mô hình đào tạo: các trường đại học cần đề ra cho mình chiến lược mục tiêu đào tạo cụ thể đế từ đó có thể có con đường phát triền riêng cho riêng mình, không bị đi vào những mục tiêu chung chung, khó xác định.
+ Nội dung, chương trình giáo trình: Chương trình, giáo trình của trường có ảnh hưởng tới chất lượng học của sinh viên. Nội dung, chương trình, giáo trình cần phải được bố trí, giảng dạy phù hợp với việc dạy và học, phù hợp với nhu cầu mà sinh viên đang cần được giảng dạy.
+ Tố chức đào tạo: Mạng lưới các trường, sắp xếp các trường theo một trình tự phù hợp, đảm bảo cho việc học và quản lí dễ dàng, việc ra quyết định và thực hiện quyết định có hiệu quả hon.
+ Phương pháp đào tạo: Các trường có những phương pháp đào tạo tiên tiến, tạo được sự thu hút, hứng thú trong học tập với sinh viên sẽ tạo động lực cho sinh viên trong việc hăng say học tập và tụ’ nghiên cún để nâng cao trình độ, kỹ năng và tư duy.
+ Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Cơ sở vật chất giúp giáo viên có bài giảng phong phú khoa học hơn.
+ Trình độ, năng lực đội ngũ thầy giáo: Ảnh hưởng lớn tới chất lượng học của sinh viên trong kinh nghiệm giảng dạy.
+ Cơ chế quản lý giáo dục: Cơ chế quản lý giáo dục có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các trường, ngày càng cho phép các trường hoạt động tụ’ chủ, tự chịu trách nhiệm, và hoạt động có hiệu quả và giúp các trường nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo sinh viên ngày một đáp ứng nhu cầu xã hội.