PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 32 - 37)

BIDV HẬU GIANG

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Do đề tài chủ yếu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang nên em chỉ khái quát về tình hình huy động vốn và đi sâu phân tích trọng tâm vào các chỉ số phản ánh được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như về hoạt động tín dụng, lợi nhuận, rủi ro, ROA

Bảng 5: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND, USD CỦA BIDV – HG

ĐVT: %

Nguồn: Phòng giao dịch BIDV – HG

4.1.1 Đánh giá chung

Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức: gửi tiền không kỳ hạn, có kỳ hạn và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Một ngân hàng có thu hút được số lượng lớn tiền gửi hay không cũng phụ thuộc 1 phần vào chính sách lãi suất của ngân hàng đó.

Qua các bảng lãi suất khác chẳng hạn của NH Sài Gòn Công Thương, VPBank – NH ngoài Quốc doanh (xem phụ lục 3) ta thấy thời hạn gửi càng dài thì sự

Kỳ hạn Lãi suất VND Lãi suất USD

Năm Tháng Năm Tháng 1. Không kỳ hạn Tổ chức kinh tế 2,40 0,02 0,48 0,04 Cá nhân 3,00 0,25 1,20 0,10 2. Có kỳ hạn 1 tháng 5,04 0,42 2 tháng 6,48 0,54 3 tháng 6,96 0,58 3,96 0,33 6 tháng 7,56 0,63 4,52 0,36 7 tháng 7,80 0,65 4,56 0,38 9 tháng 8,16 0,68 4,80 0,40 10 tháng 8,52 0,71 11 tháng 9,00 0,75 12 tháng 9,24 0,77 5,04 0,42 13 tháng 9,48 0,79 5,28 0,44 24 tháng 9,60 0,80 5,52 0,46

TMCP lại có lãi suất cao hơn BIDV – HG tạo sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể: tại kỳ hạn 1 tháng mức lãi suất của BIDV – HG là 0,42%/tháng trong khi mức lãi suất của NH SGCT là 0,600%/tháng, VPB là 0,610%/tháng, còn tại mức lãi suất ứng với kỳ hạn 24 tháng của BIDV – HG sẽ cao hơn của vài NH đó, nhằm tăng tính cạnh tranh. Vì thời hạn càng dài tính ổn định của nguồn vốn càng cao, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng trong việc cho vay các đối tượng khác. Tuy nhiên nếu so với NHQD như Agribank, MHB thì lãi suất của BIDV – HG cũng tương đối cao, sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng không quá lớn.

4.1.2 Tình hình cụ thể

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Do đó, NH cần phải tạo được NV ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn. Việc chăm lo công tác HĐV làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành. Đối với BIDV – HG, thì VHĐ chủ yếu là từ tiền gửi của KBNN, kế đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Về Tiền gửi của tổ chức kinh tế, đây là nguồn tiền dồi dào nhất trong tổng tiền gửi của khách hàng và là nguồn vốn ổn định có mức tăng trưởng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động của NH: năm 2004: 17,66%; năm 2005: 17,76% và năm 2006 tăng vọt 44,87% cho thấy mức độ thanh toán qua NH của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, NH thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Về Tiền gởi tiết kiệm của dân cư, huy động từ nguồn này khá khiêm tốn so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Năm 2004 đạt 12.563 triệu đồng, chiếm 7,98% trong tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2005 đạt 44.631 triệu đồng, chiếm 18,36% trong tổng nguồn vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng 225,26% (tức tăng 32.068 triệu đồng) so với năm 2004. Sở dĩ có sự tăng đột biến ở năm 2005 là nhờ NH đã áp dụng chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn nên khách hàng đến mở tài khoản tại NH ngày càng tăng. Đến năm 2006 loại tiền gởi này giảm xuống còn 41.477 triệu đồng (chiếm 18,41% trong tổng nguồn vốn huy động) giảm 3.154 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 7,07% . Tuy tốc độ tăng không bằng năm 2005 nhưng đây là một kết quả rất khả quan.

Nguyên nhân tiền gửi có kỳ hạn của dân cư giảm là do giá vàng trên thị trường năm 2006 có xu hướng tăng lên đáng kể, đến nay đã vượt hơn mức 1.300.000 đồng/chỉ, nên một số người dân nghĩ gởi tiền tiết kiệm không sinh lời bằng mua vàng dự trữ nên loại tiền gởi này tăng chậm. Mặt khác là do sự cạnh tranh gay gắt của các NH trên cùng địa bàn có lãi suất huy động khá cao nên thu hút được lượng khách hàng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến BIDV – HG. Bởi các NHTMCP được tự do ấn định mức lãi suất nên muốn hấp dẫn hơn NHNN thì phải nâng mức lãi suất cao hơn, trong khi BIDV – HG – NH quốc doanh phải theo khung lãi suất chung do Nhà nước quy định. Tuy vậy với ưu điểm lớn: uy tín cao, chất lượng tốt, khả năng nguồn vốn đảm bảo an toàn cao hơn…BIDV – HG sẽ còn rất nhiều khách hàng tiềm năng trong những năm tới và chi nhánh sẽ tiếp tục khai thác triệt để nguồn đầu tư này nhằm tạo ra nguồn vốn vững chắc.

Tóm lại, qua 3 năm, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, đến 2006 huy động vốn đạt 142.597 triệu đồng so với 2005, đạt 143% kế hoạch giao, nâng thị phần huy động vốn từ 19% lên 21%. Mặc dù gia tăng về huy động vốn nhưng chi nhánh vẫn sử dụng vốn hỗ trợ của Trung ương do huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh.

Ngoài ra, trong 2 năm 2004, 2005 BIDV – HG còn tranh thủ được nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước Hậu Giang bình quân hơn 120 tỷ đồng mỗi tháng nên đã phần nào giảm bớt áp lực về nguồn vốn. Tuy nhiên sang năm 2006, nguồn tiền gửi của Kho bạc giảm đáng kể, bình quân còn khoảng 80 tỷ đồng do cơ chế, chính sách, quy định của Ngân hàng Nhà nước làm cho tình hình tự cân đối tại chi nhánh ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy BIDV – HG cần chủ động hơn nữa trong công tác huy động vốn.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Đây vẫn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH. Với sự phát triển kinh tế ở địa phương hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ có những tiến triển tốt hơn về thị phần cũng như quy mô.

Năm 2005, thị phần tín dụng của NH đạt khoảng 27% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006 của BIDV – HG), sang năm 2006 thị phần tín dụng giảm 1% còn 26% do sự đẩy mạnh phát triển tín dụng của các NH TMCP ở khúc thị trường nông thôn, sự gia tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các NH khác trên địa bàn.

Tuy nhiên sự gia tăng này không đáng kể, BIDV – HG vẫn giữ vững vị thế của mình. Con số 26% cũng khẳng định hiệu quả hoạt động ngân hàng như thế nào so với hơn 13 chi nhánh, 13 phòng giao dịch của 7 ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của NH trong 3 năm qua, ta sẽ lần lượt phân tích cụ thể từng hoạt động sau:

4.2.1 Doanh số cho vay

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, chúng ta cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.2.1.1 Theo địa bàn

Qua bảng 7 ta thấy, doanh số cho vay của NH tăng liên tục qua các năm, trong đó, cho vay trong tỉnh chiếm 61% và tăng lên 62,8% năm 2005. Sở dĩ trong 2 năm đầu, mức cho vay trên địa bàn cao vì nhu cầu tái thiết, mở rộng sản xuất nhiều. Bên cạnh đó, NH còn phải đầu tư cho hoàn chỉnh các Trung tâm thương mại, siêu thị ở trung tâm thị xã và 1 số huyện, mở rộng Khu du lịch sinh thái Tây Đô…Và địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất đó là Huyện Châu Thành A (hơn 60% Tổng doanh số cho vay trong tỉnh), kế đó là Thị xã Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và các huyện khác...

Không chỉ cho vay trong tỉnh, NH còn tăng doanh số cho vay của mình đối với khách hàng ngoài tỉnh, chủ yếu là các khách hàng truyền thống ở Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều với mức vay chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số: năm 2004 là 213.701 triệu đồng, năm 2005 là 440.630 triệu đồng. Riêng năm 2006, do số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới trên Q.Cái Răng và Q.Ninh Kiều tăng nhanh hơn nên nhu cầu vốn rất lớn đã làm cho doanh số cho vay ngoài tỉnh của NH chiếm tỷ trọng cao hơn 52,32% so với doanh số cho vay trong tỉnh. Mặt khác, do vị trí đặt điểm tọa lạc của chi nhánh ngay huyện Châu Thành A, cách xa Thị xã trung tâm (Vị Thanh, Ngã Bảy), các cơ quan hành chính tỉnh Hậu Giang nên cũng tác động đến tâm lý của khách hàng ở đó như ngại đường xa, tốn chi phí…đã làm cho doanh số cho vay trên địa bàn giảm nhẹ 20.030 triệu đồng so với năm 2005 còn 723.829 triệu đồng.

Muốn đạt được DSCV nhiều như thế không phải dễ, đó là nhờ NH có nhiều chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế (nhất là sau cơn bão, lụt j Bảng 7: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY

năm 2005), giúp khách hàng có vốn an tâm SX, mở rộng ngành nghề; đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín; đồng thời thực hiện tốt các khâu: thẩm định hồ sơ vay, nâng cao năng lực thẩm định, không gây khó dễ cho dân, giảm bớt các thủ tục không cần thiết… Có như vậy, hoạt động sản xuất của họ không bị ngưng trệ, khả năng hoàn vốn cao và NH cũng được lợi thế hơn (giảm rủi ro tín dụng, vòng quay tín dụng được rút ngắn).

4.2.1.2 Theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w