Xây lắp, Khách sạ n– Nhà hàng, Vận tải (XL, KSNH, VT)

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 49 - 51)

Ngược lại, với TM – DV thì dư nợ đối với Xây lắp, Khách sạn Nhà hàng, Vận tải tăng liên tục qua 3 năm: năm 2005 đạt 215.580 triệu đồng (chiếm 36,2%) tăng 67.242 triệu đồng so với 2004 (đạt 148.338 triệu đồng) tương đương 45,33%.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Tỉnh đã và đang khẩn trương xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh, trong đó tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường chính như quốc lộ 61, tỉnh lộ 925, 931, 932; tiếp tục xây dựng nhanh các cụm dân cư vượt lũ; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng…; khuyến khích tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng – khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh;…trong tương lai. Đó cũng là lý do giải thích dư nợ trong lĩnh vực Xây lắp, Khách sạn – Nhà hàng, Vận tải năm 2006 vẫn chiếm tỷ trong cao 38,51% trong tổng dư nợ, đạt 246.973 triệu đồng tăng 31.393 triệu đồng so với 2005 tương đương 14,56%.

4.2.4 Nợ quá hạn

Năm 2004 NH không có NQH, nợ xấu, lãi treo không có khả năng thu hồi. Nguyên nhân thứ nhất: hầu hết các khoản cho vay sản xuất kinh doanh đều phát huy hiệu quả, khách hàng vay tiêu dùng đều có nguồn thu trả nợ ổn định, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; thứ hai: năm 2004 là năm mới thành lập, khách hàng của BIDV – HG còn ít, bên cạnh một số khoản nợ tới hạn đã thu hồi hết, phần nợ còn lại đều chưa tới hạn trả, khi đó không thể xem những khoản nợ đó là nợ quá hạn được. Mặt khác, do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hậu Giang còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2004, Ngân hàng hoàn toàn không có nợ quá hạn.

Sang năm 2005, đã xuất hiện nợ quá hạn tại Chi nhánh, hầu hết là nợ quá hạn thông thường. Với con số không cao 5.233 triệu đồng chỉ chiếm 0,88% tổng dư nợ vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất vào cuối năm.

Tính đến năm 2006 NQH của Ngân hàng là 6.025 triệu đồng (chiếm 0,94% tổng dư nợ) tăng 792 triệu tương đương 15,13% so với năm 2005, nhưng vẫn còn trong giới hạn cho phép của TW giao (1,5%Tổng dư nợ). Tuy doanh số thu nợ có tăng nhưng năm 2005 và 2006 vẫn xuất hiện NQH tại Ngân hàng, đó là do một số ít khoản vay của cán bộ công nhân viên là chậm thu hồi. Dù vậy vẫn thu được nợ và số lượng không đáng kể.

4.2.5 Chỉ tiêu tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 49 - 51)