Về Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 38 - 39)

Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn không có nghĩa là giảm giá trị sản xuất nông nghiệp vì Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về thủy sản (sau cây lúa), mà ta phải đẩy mạnh hơn nữa triển khai đồng bộ các quy trình đề án, khắc phục dần sản xuất tự phát, hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung gắn với CNCB; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến, bảo quản…, hạ giá thành, nhằm tăng giá trị nông sản, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều trong 3 năm vừa qua. Và góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của tỉnh (đặt biệt là về Nuôi trồng thủy sản) đó là BIDV – HG, được thể hiện qua DSCV hàng năm. Cụ thể năm 2005 đạt 184.780 triệu đồng tăng 122.971 triệu đồng so với năm 2004 (61.809 triệu đồng) tương đương 198,95%; năm 2006 đạt 264.529 triệu đồng tăng 61.748 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 33,42%

Số liệu trên cho thấy về tuyệt đối giá trị sản xuất KV I phải tăng theo từng năm để nâng cao thế mạnh của mình, nhưng về tương đối tốc độ tăng có giảm để đáp ứng tình hình thực tế của địa phương – chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH – HĐH. Tuy vậy tỷ trọng cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản vẫn tăng đến 16,24% năm 2006 vì trong năm thị trường không ổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống

bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất, dẫn đến thua lỗ, thiếu vốn; do đó họ đã xin ngân hàng vay vốn thêm nhằm kịp thời quy trình sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng đầu tư (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w