Là một tỉnh mới, hầu như Hậu Giang phải trang bị lại cho mình tất cả (Giao thông, công trình, cơ sở hạ tầng nói chung), nhất là đối với những ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh như Khách sạn – Nhà hàng…Nắm được tình hình thực tế, BIDV - HG cũng đã đầu tư vào những ngành này với tỷ trọng khá lớn so với những ngành còn lại, thể hiện năm 2004 là 285.153 triệu đồng (chiếm 52,04%); năm 2005 là (chiếm 47,48%) tăng tương đương 97,23% so với năm trước
Nhu cầu vay vốn năm 2005: 562.396 triệu đồng tăng nhanh 277.243 triệu đồng là do HG tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn, nhằm đảm bảo các hoạt động dịch vụ về vận chuyển hành khách, hàng hóa; ổn định hoạt động của các tuyến xe buýt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân dân. Nhiều tuyến đường giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các vùng, góp phần đa dạng hơn trong việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
Đến năm 2006 nhu cầu vay vốn vẫn tiếp tục tăng là 785.581 triệu đồng (chiếm 51,75%) tăng 223.185 triệu đồng tương đương 39,68% so với năm 2005 nhưng với tốc độ giảm (39,68%) so với tốc độ của 2 năm trước đó, bởi địa phương đã giải quyết phần nào ổn định cơ sở hạ tầng quan trọng thiết yếu trên địa bàn.
4.2.2 Doanh số thu nợ
Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi NH.
Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được NH đặt lên hàng đầu.
Không chỉ nâng cao DSCV nhiều là tốt, mà NH muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ, …làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Để thấy rõ công tác thu nợ của NH có tốt không, ta cùng phân tích bảng 8 Nhìn chung công tác thu nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, tăng nhanh nhất vào năm 2005 đạt 972.638 triệu đồng, tăng 808.127 triệu đồng so với năm 2004 (164.511 triệu đồng) tương đương 491,23%; năm 2006 đạt 1.472.317 triệu đồng tăng 499.679 triệu đồng tương đương 51,37%. Kết quả thu nợ cao là do ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay (bởi khoản vay vừa có thời gian thu hồi vốn lâu, vừa có độ rủi ro lớn) nên đã lựa chọn đầu tư những dự án/phương án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, NH mới có thể thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực khác.
4.2.2.1 Theo địa bàn
Doanh số thu nợ trong tỉnh chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lý tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 103.625 triệu đồng (chiếm 62,99%), sang năm 2005 thu nợ tăng nhanh nhất 528.103 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 509,63%. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng món vay, bởi món vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích thì khả năng thu hồi nợ mới cao.
Đến năm 2006 đạt 677.958 triệu đồng tăng 46.230 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 7,32% nhưng tỷ trọng giảm còn 46,05% so với tổng thu nợ. Đó là điều hợp lý vì doanh số cho vay năm 2006 cũng tăng ít hơn tốc độ tăng của 2005 so với 2004.
Còn doanh số thu nợ ngoài tỉnh (Q. Cái Răng và Q. Ninh Kiều) tăng liên tục là do khả năng phục hồi, khắc phục những hậu quả do thiên tai xảy ra cao hơn điều kiện thực tế ở Hậu Giang. Nói cách khác, do thành phố Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên nên tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở có giao dịch với ngân hàng khá ổn định, góp phần tăng trưởng trong công tác thu nợ của ngân hàng; hay do tỷ trọng cho vay ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nên khả năng thu hồi cao cũng là điều có thể chấp nhận.
4.2.2.2 Theo thời hạn